Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông (Trang 41 - 43)

Bảng 2.4: Chỉ số RCA của Việt Nam từ năm 2007 đến 2011

Đơn vị: nghìn USD (1), (2), (3), (4)

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu của ITC

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng chỉ số RCA xuất khẩu gạo của Việt Nam rất cao. Từ năm 2007 đến 2011 RCA mặt hàng gạo của Việt Nam luôn đạt mức trên 30. Trong hai năm gần đây, RCA của Việt Nam tăng lên trên 35. RCA mặt hàng gạo của Việt Nam cao do mặt hàng gạo chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, lượng gạo thương mại giữa các nước trên thế giới hàng năm không cao chỉ chiếm từ 4-6% lượng gạo được sản xuất ra nên tỉ trọng xuất khẩu gạo trong tổng xuất khẩu của thế giới rất thấp. RCA của Việt Nam trong năm 2010 và 2011 tăng lên là do giá gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thị trường, khối lượng xuất khẩu ngày càng lớn do năng suất lúa ngày càng được nâng cao. Do đó, Việt Nam có NLCT rất lớn về mặt hàng gạo nếu xét theo chỉ tiêu RCA. Tuy nhiên, chỉ tiêu RCA được tính cho xuất khẩu của Việt Nam đối với tất cả các nước trên thế giới nên chỉ tiêu này chưa nói lên được NLCT của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Nhưng RCA cũng cho ta biết lợi thế xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới và chúng ta cần phát huy lợi thế này đối với khu vực Trung Đông.

2.2.7. Thị phần

Biểu đồ 2.2: Thị phần của các quốc gia xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Đông năm 2011

Đơn vị: phần trăm (%)

Nguồn: tính toán của tác giả theo số liệu của ITC

Qua biểu đồ trên cho thấy thị phần của Việt Nam rất ít chỉ chiếm 2,9% nhu cầu NK gạo của Trung Đông trong năm 2011. Hiện Thái Lan vẫn là nhà xuất khẩu gạo chủ yếu vào khu vực với 38,8% thị trường và tiếp sau là Pakistan với 36,7%, Mỹ với 12,4%, Uruquay với 6,1%. Việt Nam đứng thứ 7 về thị phần NK gạo tại khu vực Trung Đông nhưng chỉ chiếm 2,9%, ít hơn rất nhiều so với Thái Lan, Pakistan. Hiện chúng ta chưa thật sự tập trung phát triển xuất khẩu tại khu vực này. Việc xuất khẩu chỉ tập trung ở một số nước truyền thống trong khu vực như UAE, Iran…nhưng lại có khuynh hướng giảm tại các quốc gia này. Nguyên nhân là do sản phẩm gạo Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước và sự thiếu thông tin về thị trường tại khu vực này.

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng thị phần của Việt Nam tại khu vực Trung Đông

Đơn vị: phần trăm (%)

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu của ITC

Về tốc độ tăng trưởng của thị phần, dựa vào biểu đồ tăng trưởng thị phần của Việt Nam tại Trung Đông cho thấy thị phần của Viêt Nam tại Trung Đông trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 có xu hướng tăng dù còn ở mức rất thấp. Tốc độ tăng của thị phần cao nhất từ năm 2007 sang năm 2008 từ 0,77% tăng lên mức 2,82% nghĩa là tăng 264% so với năm 2007 và giảm nhẹ trong năm 2009 nhưng tăng trở lại vào năm 2010, đạt mức cao nhất 3,5% trong 5 năm. Tuy nhiên, xu hướng tăng này không ổn định và sụt giảm trong năm 2011, giảm xuống ở mức 2,9% lượng gạo NK vào khu vực Trung Đông.

Tóm lại, qua phân tích về thị phần của các nước xuất khẩu chủ yếu và sự tăng trưởng thị phần của Việt Nam vào khu vực Trung Đông cho thấy thị phần của Việt Nam còn rất thấp nhưng tốc độ tăng thị phần không cao, tăng giảm thất thường qua các năm. Do đó, Việt Nam cần có những biện pháp thiết thực để cải thiện thị phần xuất khẩu của mặt hàng gạo hiện đang thấp tại khu vực này.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông (Trang 41 - 43)