và vệ sinh an toàn thực phẩm
Vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng là mối quan tâm đối với người tiêu dùng thế giới. Vì vậy để nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam trên thế giới cũng như khu vực Trung Đông thì gạo Việt Nam cần đạt được các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hạt gạo. Vụ khoa học và Công nghệ cần sửa đổi, bổ sung hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng đối với các sản phẩm lúa gạo xuất khẩu và phối hợp với các cơ quan giám định Quốc tế tại Việt Nam tiến hành kiểm tra gắt gao hơn đối với các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, vụ khoa học, công nghệ và môi trường trực thuộc bộ NN&PTNT phối hợp với các chi cục địa phương hỗ trợ người trồng lúa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất lúa gạo an toàn như tiêu chuẩn Global G.A.P (Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) hay cao hơn nữa là chứng nhận hữu cơ của Tổ chức quốc tế BIO Organic và nhãn hiệu gạo hữu cơ an toàn tuyệt đối có lợi cho sức khỏe của Mỹ. Trước tiên, cần tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho các DN và người nông dân biết về lợi ích của việc đạt được các chứng nhận trên và các yêu cầu từ khâu gieo trồng tới khâu thu hoạch bảo quản để đạt được chứng nhận. Bên cạnh đó, vụ khoa học công nghệ và môi trường cần hỗ trợ các địa phương đăng kí kiểm tra, theo dõi nhằm đạt được các chứng nhận trên. Việc áp dụng các tiêu chuẩn sẽ dễ dàng thực hiện hơn trên các mô hình cánh đồng kiểu lớn theo quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu. Để đảm bảo tính tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn, trên từng cánh đồng mẫu lớn cần có một kĩ sư am hiểu về thâm canh cây lúa và nắm rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng để sản phẩm gạo có thể dễ dàng đạt được chứng nhận tiêu chuẩn đó. Việc tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất lúa theo các tiêu chuẩn quốc tế giúp gạo Việt Nam nâng cao chất lượng, tạo được uy tín và lòng tin cho sản phẩm, giúp hạt gạo chúng ta dễ dàng thâm nhập hơn vào các thị trường cao cấp như UAE, Ca-ta…