Mở rộng hệ thống phân phối gạo xuất khẩu tại thị trường

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông (Trang 77 - 78)

nước ngoài

Hiên nay, hầu hết các DN xuất khẩu gạo Việt Nam nói chung và DN xuất khẩu sang thị trường Trung Đông nói riêng không xuất khẩu trực tiếp vào thị trường NK mà phải thông qua các môi giới trung gian là các nhà NK gạo hay cơ quan NK của một nước. Do đó, mạng lưới đối tác là một nhân tố rất quan trọng trong việc bán sản phẩm của DN ra thị trường nước ngoài và được xem là nguồn lực then chốt bên ngoài của DN xuất khẩu. Thông thường phải mất nhiều năm mới thiết lập được một mạng lưới đối tác ở nước ngoài, đặc biệt tại thị trường Trung Đông nơi mà các mối quan hệ làm ăn chủ yếu dựa vào các mối quan hệ quen biết lâu ngày. Vì vậy, DN Việt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Đông cần nổ lực thiết lập các mối quan hệ làm ăn tại thị trường Trung Đông nhằm tạo một cầu nối giữa DN và người tiêu dùng NK. Cụ thể, DN cần thiết lập mối quan hệ với các nhà phân phối lớn trên từng thị trường như các chuỗi cửa hàng cung cấp gạo, hệ thống siêu thị, nhà phân phối bán lẻ…từ đó DN dễ dàng hơn trong việc đưa sản phẩm DN thâm nhập vào thị trường hay mở rộng thị phần hiện có của DN. Để thiết lập được mối quan hệ này, đầu tiên DN cần gửi chào hàng thường xuyên đến với DN NK đối tác. Khi đã nhận được đơn hàng đầu tiên,

DN phải thực hiện thật nghiêm túc hợp đồng. Vì người Trung Đông xem trọng mối quan hệ cá nhân khi kinh doanh, DN cần có những chuyến viếng thăm DN đối tác giúp thắt chặt mối quan hệ giữa DN và DN đối tác. Thêm vào đó, DN cần thành lập các văn phòng đại diện tại một số thị trường trọng yếu như UAE, Iran, I-rắc, Ả rập Xê út…nhằm hỗ trợ kịp thời cho các đối tác trong việc quảng bá và phân phối sản phẩm.

Trong tương lai DN cần hướng tới một hệ thống phân phối trực tiếp gạo tại thị trường Trung Đông thông qua việc mở các cơ sở bán gạo của công ty trực tiếp tại thị trường khu vực này. DN cần tìm hiểu về pháp luật của các nước trong khu vực để tổ chức hình thức pháp lý của cơ sở phân phối trực tiếp một cách hợp lý nhằm giảm thuế suất nhỏ nhất có thể nhưng hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Hệ thống phân phối gạo trực tiếp giúp DN có những thông tin phản hồi nhanh nhất về phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của DN từ đó DN có thể cải tiến, thay đổi gạo cung cấp phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông (Trang 77 - 78)