Quan điểm, mục tiêu, định hướng nâng cao NLCT mặt hàng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông (Trang 60 - 61)

gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông

3.1.2.1. Quan điểm

Quán triệt đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, trên tinh thần tiếp tục và đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra trong giai đoạn 2011-2020, lấy kinh tế là trung tâm, là động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quan điểm nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam nói chung và tại thị trường Trung Đông nói riêng bao gồm những điểm chính như sau:

- Nâng cao NLCT XK của mặt hàng gạo là biện pháp thiết yếu nhằm giúp gạo Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung hội nhập vững vàng vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.

- Xuất khẩu gạo phải gắn với nhu cầu của thị trường, thúc đẩy sản xuất lúa gạo, tăng NLCT; đảm bảo tính chủ động và hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển xuất khẩu và nâng cao NLCT XK đòi hỏi phải đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và chuyển giao nhanh công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, thực hiện đa dạng hóa đi đôi với tăng giá trị gia tăng của sản phẩm gạo XK

- Nâng cao NLCT XK của mặt hàng gạo phải phù hợp với qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; phù hợp với nguồn lực và lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong từng thời kỳ, hình thành mối liên kết nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên từng địa bàn.

- Nâng cao NLCT XK cần dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân, các DN nhỏ và vừa đầu tư phát triển, trở thành lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực này, tạo nhiều việc làm trong khu vực nông thôn.

- Phát triển xuất khẩu, nâng cao NLCT mặt hàng gạo phải gắn với các mô hình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hộ gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo phát triển bền vững, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

3.1.2.2. Mục tiêu

Theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ban hành ngày 25 tháng 07 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, toàn ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tăng trưởng xuất khẩu khoảng 8-10%/năm, triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, áp dụng quy trình canh tác tốt cho năng suất, chất lượng cao và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; nâng cao trình độ, công nghệ trong thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thúc đẩy thực hiện thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phục vụ xuất khẩu đồng thời liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất, theo dõi, tổng kết các mô hình tốt để phổ biến, triển khai mở rộng trên cả nước.

Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại cũng là nhiệm vụ được Bộ NN&PTNT chú trọng, trên cơ sở phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng phương án đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA- Tree Trade Area) đến năm 2020 về nông sản trong Chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do đến năm 2020 của cả nước. Bên cạnh đó, ngành từng bước nâng cao năng lực cho các đơn vị cung cấp thông tin chuyên nghiệp nhằm thu thập, phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp DN có nguồn thông tin chuyên sâu, chính xác, kịp thời, nâng cao khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường hiệu quả…đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại (kho tàng, bến bãi, trạm kiểm dịch động, thực vật, các phòng kiểm nghiệm chất lượng,…), ưu tiên đầu tư tại các cửa khẩu, cảng biển, các khu tập trung nông sản lớn và các địa điểm thông quan hàng hóa phù hợp với nhu cầu, đặc tính của hàng nông sản. Đầu tư nâng cao năng lực, hiệu quả cung cấp và phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản.

Riêng đối với xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Đông, Bộ Công thương đặt mục tiêu tăng cường hoạt động xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w