Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông (Trang 57 - 59)

Bên cạnh những thành tựu đạt được, xuất khẩu gạo Việt Nam vào khu vực Trung Đông còn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta. Nhìn chung, NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường Trung Đông theo các chỉ tiêu còn thấp.

Thứ nhất, thị phần của gạo Việt Nam tại khu vực Trung Đông còn rất thấp kém xa so với thị phần của Thái Lan và các nước xuất khẩu lớn khác trên thế giới.

Thứ hai, trong những năm qua, dù chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện, tuy nhiên, lượng gạo chất lượng trung bình và thấp vẫn còn khá cao. Nguyên nhân cho tình trạng chất lượng gạo Việt Nam còn thấp là do 3 nhân tố chính. Thứ nhất là yếu tố giống. Người nông dân vẫn có thói quen trồng các giống lúa chất lượng thấp dù đã được khuyến cáo nên giảm diện tích gieo trồng. Yếu tố thứ 2 là do khâu thu mua. Hệ thống thu mua lúa gạo xuất khẩu ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập cần phải cải thiện. Yếu tố thứ 3 là khâu thu hoạch phơi sấy và bảo quản. Chúng ta chưa áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu này. Hoạt động phơi sấy bảo quản chủ yếu vẫn được thực hiện bằng thủ công.

Thứ tư là về giá xuất khẩu. Giá gạo Việt Nam thường được đánh giá là rẻ hơn so với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, do bất lợi thế về vị trí địa lý so với khu vực Trung Đông đã đẩy chi phí phải bỏ ra để thu mua lúa gạo từ Việt Nam của các DN NK Trung Đông lên cao. Điều này đã làm mất đi lợi thế cạnh tranh về giá của gạo Việt Nam mà hơn nữa đã làm giá gạo của Việt Nam trở nên đắt hơn các nước xuất khẩu khác.

Tuy nhiên, chỉ tiêu yếu kém nhất trong nhóm nhân tố đánh giá NLCT XK của mặt hàng gạo Việt Nam tại Trung Đông theo tác giả đó là công tác tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại của các DN. Hiện nay các DN của Việt Nam có rất ít thông tin về thị trường khu vực này, công tác xúc tiến thương mại vào khu vực này chưa được các DN quan tâm đúng mực, công tác nghiên cứu thị trường chưa được DN tiến hành. Số lượng các đối tác của DN tại thị trường này còn ít, hoạt động xuất khẩu chủ yếu thông qua trung gian. Do đó, để nâng cao NLCT XK của mặt hàng gạo tại Trung Đông, các DN cần đánh giá đúng đắn hơn về vị trí của thị trường Trung Đông trong chiến lược xuất khẩu của DN, từ đó đề ra những kế hoạch hành động cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trên.

Như vậy, trong chương 2, tác giả đã đánh giá thực trạng NLCT XK của mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường Trung Đông thông qua các chỉ tiêu như RCA, giá, thị phần, chất lượng gạo xuất khẩu, kênh phân phối, quảng cáo và xúc tiến thương mại, nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT XK của mặt hàng gạo thông qua mô hình kim cương của Michael Porter. Từ đó, tác giả rút ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó làm cơ sở đề ra những biện pháp khắc phục trong chương 3.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông (Trang 57 - 59)