Hiện nay, gạo Việt Nam có thị phần còn nhỏ tại khu vực Trung Đông một phần nguyên nhân là do các DN Việt Nam còn yếu kém trong khâu xúc tiến thương mại. Bên cạnh những hỗ trợ của Cục Xúc tiến thương mại trực thuộc bộ Công thương, các DN Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của DN tại thị trường Trung Đông.
Thứ nhất, các DN cần chủ động tham gia các hội chợ nông nghiệp được tổ chức hàng năm như triễn lãm và hội chợ quốc tế gạo được tổ chức tại UAE (Dubai hay Abu Dhabi). Đây là cơ hội rất tốt giúp các DN giới thiệu sản phẩm của mình với các đối tác tiềm năng trong khu vực Trung Đông từ đó có thể tìm kiếm những cơ hội hợp tác xuất khẩu gạo vào thị trường khu vực này. Đồng thời DN có thể quảng bá thương hiệu gạo của mình với các khách hàng và học hỏi được kinh nghiệm từ các nước khác tham gia hội chợ triển lãm để có thể nghiên cứu áp dụng, nâng cao hiệu quả công tác quảng bá của mình tại khu vực Trung Đông.
Thứ hai, các DN cần liên kết với nhau chủ động tiến hành các hoạt động xúc tiến vào Trung Đông để tăng sức mạnh và giảm được chi phí đáng kể, gia tăng uy thế của hoạt động xúc tiến thương mại, hướng đến khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, DN có thể đăng kí tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do bộ Công thương tổ chức để có thể nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà nước giúp DN tiếp cận thị trường và quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả. DN nên liên hệ với thương vụ của Việt Nam tại khu vực này để nhận được sự giúp đỡ về những thông tin thị trường vì thương vụ là cơ quan nắm rõ nhất những thông tin về thị trường khu vực đồng thời thương vụ cũng là cầu nối giúp DN tìm kiếm những đối tác phù hợp.
Thứ ba, DN cần tích cực tận dụng các phương tiện quảng bá trên Internet, các cổng giao dịch thương mại để quảng bá thương hiệu của mình. Hiện nay, cùng với sự
phát triển của Internet, hình thức quảng bá trên mạng ngày càng phổ biến và tỏ ra hiệu quả xét theo yếu tố chi phí, góp phần hỗ trợ rất nhiều cho DN. Chính vì vậy, DN cần tăng cường công tác quảng bá qua mạng thông qua các cổng giao dịch thương mại trực tuyến lớn và phổ biến tại khu vực.
Tóm lại, trong bối cảnh áp lực cạnh tranh mặt hàng gạo XK của VN tại thị trường Trung Đông và thị trường quốc tế ngày càng gay gắt, việc đề xuất và thực hiện các giải pháp đồng bộ để thích nghi và nâng cao NLCT XK là một yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình XK cũng như đánh giá NLCT mặt hàng gạo XK của VN tại thị trường Trung Đông, ở chương 3 tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp bao gồm 3 nhóm chính: (1) Nhóm giải pháp về phía Nhà nước, (2) Nhóm giải pháp về phía HHLT VN, (3) Nhóm giải pháp về phía các DN nhằm nâng cao NLCT XK mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường Trung Đông trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Mặt hàng gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc tìm hiểu NLCT của mặt hàng gạo là rất cần thiết. Trong bối cảnh hiện nay, thị trường Trung Đông là một thị trường mới và rất tiềm năng đối với việc xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Trong suốt khóa luận này, tác giả đã tập trung vào việc tìm hiểu về NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam XK sang Trung Đông.
Thứ nhất, ở chương 1 tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh, NLCT của một mặt hàng và các chỉ tiêu đánh giá NLCT của một mặt hàng XK. Theo đó, một số chỉ tiêu chính đánh giá NLCT của một mặt hàng XK là chất lượng sản phẩm, giá, kênh phân phối, quảng cáo và xúc tiến thương mại, nhân lực, RCA, thị phần. Đồng thời, theo mô hình kim cương của Michael Porter các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của mặt hàng XK gồm có điều kiện các yếu tố đầu vào, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và liên quan, chiến lược của DN, cơ cấu tổ chức và môi trường cạnh tranh, vai trò của chính phủ và cơ hội. Bên cạnh đó, tác giả cũng cung cấp những thông tin về thị trường gạo Trung Đông, những tiềm năng, lợi thế của Việt Nam trong việc nâng cao NLCT của mặt hàng gạo XK của Việt Nam vào khu vực này. Từ những kinh nghiệm của Thái Lan và Pakistan, tác giả đã rút ra những bài học cho Việt Nam trong việc nâng cao NLCT của mặt hàng gạo XK tại thị trường Trung Đông.
Ở chương 2 ta thấy thực trạng tình hình XK mặt hàng gạo của Việt Nam sang Trung Đông vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thương mại về gạo giữa 2 bên. Điều này thể hiện qua kim ngạch XK còn thấp, cơ cấu mặt hàng XK chưa đa dạng, thị trường XK còn hạn hẹp, thị phần còn thấp so với các đối thủ khác. Các chỉ tiêu về chất lượng gạo, quảng cáo và xúc tiến thương mại, kênh phân phối của gạo Việt Nam tại Trung Đông còn rất yếu kém. Tuy nhiên, gạo Việt Nam vẫn có lợi thế ở các nhân tố như yếu tố sản xuất, sự hỗ trợ từ phía chính phủ và những cơ hội mới trong quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu.
Từ thực trạng NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam XK sang Trung Đông, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao NLCT của mặt hàng gạo XK của Việt Nam sang thị trường này. Giải pháp được đưa ra theo từng nhóm đối tượng là chính phủ, HHLT VN và DN. Tác giả mong rằng những giải pháp này có thể nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam XK sang thị trường Trung Đông, nâng cao kim ngạch
XK, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa và nâng cao đời sống nhân dân.