Nhóm giải pháp hỗ trợ tài chính cho SMEs

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 81 - 85)

III. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ phát triển khu vực SME sở ViệtNam

3.Nhóm giải pháp hỗ trợ tài chính cho SMEs

Không chỉ các SMEs mà tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần

kinh tế cũng đều có nhu cầu về vốn đểđổi mới công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, không thể có các chính sách khuyến khích, huy

động vốn ưu đãi riêng cho các SMEs. Muốn tạo ra môi trường cạnh tranh

bình đẳng giữa các doanh nghiệp, thì việc đòi hỏi ưu đãi lại càng tỏ ra bất hợp lý. Chính phủ cần có các chính sách huy động vốn thống nhất cho tất cả các

thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Các biện pháp ưu đãi nên

khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn, hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ đời sống chiếm tỷ trọng rất cao, cho nên không cần thiết phải ưu ái hỗ trợ các doanh nghiệp này, mà nên ưu tiên cho các lĩnh vực khác như lĩnh vực công nghiệp, sản xuất và các ngành chế biến....

Mặt khác, như kinh nghiệm của Đài Loan, Nhà nước chỉ nên hỗ trợ các SMEs mới thành lập, bởi các SMEs này ngoài nhu cầu về vốn, họ rất cần tư

vấn về định hướng cụ thể để sớm hội nhập vào môi trường chung. Nếu các SMEs đã ra đời và hoạt động từ 5-10 năm mà vẫn rơi vào tình trạng cần phải hỗ trợ về vốn, công nghệ, thị trường... thì sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế. Theo cách đặt vấn đề đó, các chính sách tài chính tín dụng đối với các SMEs cần tập trung vào một số nội dung sau:

Bo đảm cho các SMEs trong khu vc ngoài quc doanh thc s

bình đẳng như các doanh nghip Nhà nước khi vay vn ngân hàng

để tạo một "sân chơi bình đẳng"để tất cả mọi người đi vay đều tuân thủ những thể lệ giống nhau. Sự bất bình đẳng hiện nay giữa các doanh nghiệp chủ yếu thể hiện ở các điệu kiện phân biệt theo thành phần kinh tế. Chẳng hạn các DNNN có nhận được sự bảo lãnh của

Nhà nước đối với các khoản vay, trong khi các SMEs khu vực tư nhân

lại không thể có được sự bảo lãnh đó. Để vay tín dụng, các SMEs phải

có tài sản thế chấp cho các ngân hàng, còn các DNNN được miễn thực

hiện yêu cầu này.

Cần phải tạo ra một "sân chơi bình đẳng" cho các doanh nghiệp, điều này đã được chứng minh một cách sinh động trong cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam á là phải đảm bảo để các khoản tín dụng được thực hiện trên cơ sở phân tích tài chính chứ không phải bởi các quyết định chính trị, bao gồm cả vốn vay cho các SMEs. Đây cũng là cách duy nhất để đảm bảo sự hợp lý và khả năng thanh toán của hệ

thống tài chính vì lợi ích của toàn nền kinh tế trong thời gian dài hạn mà nhiều nước trong khu vực gần đây đã rút ra được bài học cay đắng. Do đó, vấn đề quan trọng đối với các ngân hàng phải là sự tin cậy về

khả năng trả nợ của người đi vay chứ không phải là quyền sở hữu hoặc "địa vị pháp lý"của người đi vay. Điều này vừa cho phép liệu

một doanh nghiệp có được vay vốn hay không vừa cho phép xác định

liệu một doanh nghiệp có cần phải thế chấp tài sản hay không.

M rng phm v tài sn thế chp. Bằng cách quy định rõ việc cầm cố và tiến tới bất kể tài sản có của doanh nghiệp cũng có thể mang thế

Chương 3: Các giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan - 79 -

có trong tương lai cũng cần được xem xét để được phép mang thế

chấp khi vay vốn.

Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp các SMEs khắc phục khó khăn về vốn đầu tư để đổi mới công nghệ,

mở rộng sản xuất kinh doanh. Với hình thức này, các ngân hàng

thương mại tháo gỡ được tình trạng đóng băng vốn và bảo đảm an

toàn hơn trong quá trình cho vay.

Tín dụng thuê mua đã được áp dụng rất rộng rãi ở Đài Loan và ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Hình thức tín dụng này là loại tín dụng trung và dài hạn, người có nhu cầu không nhận tiền để

mua sắm thiết bị, tài sản cho mình mà nhận trực tiếp tài sản phù hợp

với nhu cầu sử dụng. Người thuê mua thanh toán bằng tiền theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương thức trả dần và sau một thời gian sử dụng nhất định có thể

mua lại chính tài sản đó. Để thực hiện được hình thức tín dụng này đòi

hỏi phía ngân hàng phải am hiểu nhu cầu của các SMEs, thị trường

máy móc thiết bị và phải có nguồn vốn lớn.

Thành lp "Qu h tr đầu tư SMEs" để cho các SMEs vay vn trung và dài hn. Nhà nước cần đứng ra thành lập quỹ này cùng với

các tổ chức tài chính, các cá nhân khác. Trong quỹ này có thể phân

định rõ các quỹ nhỏ như quỹ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, quỹ đầu tư đổi mới công nghệ, quỹ đào tạo... Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả, cần có một cơ chế điều hành quỹ thật rõ ràng, minh bạch, xác

định đúng đối tượng hỗ trợ với những điệu kiện cụ thể thống nhất kèm theo. Quỹ này có thể hoạt động theo nguyên tắc của quỹ hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp được quy định tại điều 7 Luật khuyến khích

đầu tư trong nước. Hiện nay, đã có một số quỹ đi vào hoạt động trong khuôn khổ các dự án hỗ trợ các SMEs. Chẳng hạn, "Quỹ phát triển các SMEs" do EU và Bộ lao động thương binh & xã hội phối hợp tiến

hành trong khuôn khổ dự án hợp tác kinh tế nhằm trợ giúp các SMEs

của Việt Nam và EU đã chính thức đi vào hoạt động ngày 13/7/1998.

Với tổng nguồn vốn 25 triệu USD đã được chuyển cho Ngân hàng

thương mại á Châu (ACB) ở thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành cho

các SMES trên cả nước vay với lãi suất ưu đãi và thời gian vay từ 3-5

năm (tất cả các doanh nghiệp có vốn đăng kí từ 50.000USD-

300.000USD và sử dụng từ 10-500 lao động đều nằm trong đối tượng

được vay vốn từ quỹ này). Đây là một mô hình tốt mà chúng ta cần xúc tiến rộng rãi để trợ giúp về vốn cho các SMEs.

Thành lp và trin khai rng rãi mô hình "Qu bo lãnh tín dng SMES". Mô hình này đã được thực hiện từ lâu trên thế giới và cũng

đã được thực hiện thành công ở Đài Loan. Chính phủ đưa ra chính

sách trợ cấp lãi suất và dùng tiền ngân sách cùng với giới ngân hàng

thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để đảm bảo cho các SMEs vay vốn

ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng được khuyến khích bỏ vốn ra

thành lập Trung tâm Liên hiệp Hỗ trợ tín dụng SMEs. Trung tâm này

vừa giúp SMEs vay vốn, vừa giúp ngân hàng thẩm định việc cho vay

đối với những dự án mà ngân hàng không thể tự tay quyết định cho SMEs vay.

Ở Việt Nam, “Quỹ bảo lãnh tín dụng SMEs” đã được thử nghiệm thành

công tại Trung tâm tư vấn SMEs Bắc Giang. Với nguồn vốn 100.000USD do

Đức tài trợ, Trung tâm đã cùng Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông

thôn tỉnh Hà Bắc thực hiện được hơn 40 lượt vay trong 4 năm qua (từ năm 1994-1998) với tổng số vốn cho vay gấp 3 lần vốn của Quỹ. Khoản vay lớn nhất là 80 triệu đồng và ít nhất là 30 triệu đồng trong thời hạn từ 1-3 năm tùy theo mục đích vay để đầu tư vào vốn lưu đông hay đầu tư vào tài sản cố định. Do đó mô hình này cần được nhân rộng.

Quỹ bảo lãnh tín dụng cần được thiết lập như một Ngân hàng bảo lãnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độc lập dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nguồn vốn của

quỹ có thể do ngân sách Nhà nước cấp, do các ngân hàng, các tổ chức tín

dụng và các cá nhân đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện.

Cơ cấu tổ chức của Quỹ có thể bao gồm Hội đồng quản trị và Ban điều

hành (gồm đại diện của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các SMEs....). Quỹ

bảo lãnh tín dụng chỉ nên bù đắp tối đa 70% giá trị tiền vay trong trường hợp

người vay mất khả năng thanh toán. Ngân hàng cho vay với tư cách là khách

hàng của Quỹ phải cùng chia sẻ rủi ro, ít nhất là 30%. Để thiết kế hệ thống bảo lãnh tín dụng, cần chú ý bốn tiêu chí là: (1) Quá trình xét duyệt bảo lãnh và cho vay, (2) Phân bổ tổn thất, (3) Uy tín của người bảo lãnh và (4) Chi phí và lệ phí khi tiến hành bảo lãnh.

Xây dng các chương trình tín dng không hoàn li để giúp các SMEs hoạt động trong những vùng và lĩnh vực đặc biệt khuyến khích như: vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, các lĩnh vực độc hại, .... Những chương trình này cần có tiêu chuẩn rõ ràng khi lựa chọn đối tượng được cấp vốn và còn có những thủ tục hành chính chặt chẽ khoa học để tránh tham nhũng, đảm bảo sự minh bạch và có hiệu quả.

Chương 3: Các giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan - 81 -

Ngoài ra, Chính phủ cần có các quy định cụ thể khác nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho các SMEs trong các hoạt động tài chính như giảm bớt thủ tục

phiền hà trong vay vốn và thanh toán với Ngân hàng, cho phép các SMES

được quyền khấu hao tài sản cố định nhanh theo khả năng của các doanh

nghiệp, quy định số vốn của các Ngân hàng thương mại dành cho các SMES

phải tăng lên hàng năm,... Điều đáng lưu tâm khi thực hiện chính sách tín dụng, Chính phủ phải đưa ra được một chương trình tín dụng có mục tiêu chiến lược rõ ràng tránh tình trạng dàn trải, kém hiệu quả làm lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 81 - 85)