Chính sách hỗ trợ công nghệ sản xuất:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 38 - 40)

I. Quá trình phát triển của SME sở Đài Loan vàn ội dung hệ thống chính sách hỗ

2.3.Chính sách hỗ trợ công nghệ sản xuất:

2. Nội dung các chính sách hỗ trợ phát triển SMEs của Đài Loan

2.3.Chính sách hỗ trợ công nghệ sản xuất:

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ công nghệ sản xuất cho các SMEs là nâng cao trình độ công nghệ và áp dụng công nghệ mới vào qúa trình sản xuất kinh doanh.

Do quy mô nhỏ, các SMEs không có khả năng đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề cũng như khả năng nghiên cứu và phát triển. Thêm vào đó, họ

thiếu điệu kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài và khó tiếp cận với thế giới thông tin, do vậy khó nâng cấp công nghệ của mình. Các cơ sở sản xuất không đầy đủ và lạc hậu, tạo ra năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao và họ không thể giảm giá thành sản phẩm. Việc thiếu một hệ thống quản lý hiện đại và không có ý tưởng về kiểm soát chất lượng đã hạn chế khả

Chương 2: Kinh nghiệm và định hướng phát triển của SMEs… - 35 -

năng phát triển của SMEs. Do đó, nâng cao trình độ công nghệ của các SMEs là rất cần thiết.

Do những đòi hỏi khác nhau của SMEs, Chính phủ đã tiến hành những

biện pháp sau đây để hỗ trợ các SMEs cải thiện công nghệ sản xuất của họ: - Hỗ trợ giới thiệu công nghệ mới:

Trung tâm dịch vụ chuyển giao công nghệ được thành lập thuộc Bộ kinh

tế. Trung tâm này đã thiết lập cơ sở dữ liệu về 142 cơ quan chuyển giao công nghệ ở 14 nước và 4.000 hồ sơ dữ liệu. Nó cũng soạn thảo thông tin

về những nhà cung cấp kỹ thuật để phân phát cho các SMEs thông qua sự

trợ giúp của các tổ chức chuyên môn và thương mại. - Hỗ trợ trong việc chuyển giao công nghệ:

Chuyển giao công nghệ do các Viện Nghiên cứu phát triển cho từng

SMEs theo yêu cầu của họ. Các chương mục công nghệ máy công cụ,

điện tử, nguyên liệu, hoá chất, quang học và kiểm tra chất lượng. Những

công nghệ này được chuyển giao cho các SMEs thông qua phương thức

chìa khoá trao tay, hợp tác quản lý, hợp đồng uỷ thác, các dịch vụ đào tạo nhân sự và tư vấn công nghệ. Mỗi năm có trung bình khoảng 100 trường hợp chuyển giao cộng nghệ diễn ra.

- Ci tiến công ngh sn xut: Những biện pháp mà Cục quản lý SMEs thực hiện bao gồm:

(1)Tự động hoá theo phương thức chìa khoá trao tay: Nhằm thúc đẩy tự

động hoá công nghiệp và hỗ trợ phát triển công nghiệp tự động hoá và ngành dịch vụ.

(2)Tự động hoá một phần dây chuyền sản xuất: Hỗ trợ quá trình tự động hoá bốc dỡ, kiểm soát, giám sát, lắp ráp, chế biến, kiểm soát các điệu kiện sản xuất, xử lý dữ liệu và kế toán.

6. H tr vic ci tiến công ngh trong nhng ngành truyn thng s

dng nhiu lao động: Hỗ trợ việc cải thiện các vật liệu ứng dụng, công nghệ thiết kế, công nghệ xử lý, kiểm soát chất lượng, sản xuất công cụ, khuôn đúc và các bộ phận chính với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm. Các ngành nhận được sự hướng dẫn thuộc loại này bao gồm: dệt, thực phẩm, giầy dép, xe đạp, đồ gỗ, đồ thể thao, nhựa, dược phẩm, in, máy chính, phụ tùng ôtô, thiết bị điện, gốm trang trí và kính quang học. Chi phí sản xuất trung bình giảm khoảng 10% đối với các SMEs nhận được sự hỗ trợ này.

7. Thành lp h thng nhà máy trung tâm-v tinh: Các nhà máy ở trung tâm hỗ trợ các nhà máy vệ tinh trong việc nâng cao công nghệ sản xuất và quản lý. Bộ Kinh tế cũng khuyến khích sự hợp tác lâu dài giữa các nhà máy trung tâm và vệ tinh, hỗ trợ việc thành lập hệ thống đảm bảo chất lượng toàn bộ trong toàn hệ thống và hỗ trợ việc hợp lý hoá chi phí sản xuất và đào tạo chuyên gia.

- Khuyến khích nâng cấp công nghệ: Bao gồm các biện pháp sau

(1)Giảm thuế nhập khẩu các phương tiện sản xuất hay công nghệ cho tự động hoá và miễn thuế nhập khẩu các máy móc thiết bị không sản xuất

được trong nước.

(2)Tiền bản quyền công nghệ được miễn thuế thu nhập.

(3)Cho phép khấu hao nhanh các thiết bị dùng trong nghiên cứu và phát

triển.

(4)Cho vay với lãi suất thấp để cải tiến công nghệ sản xuất.

Được sự hỗ trợ, hướng dẫn và khuyến khích của Chính phủ, phần lớn các SMEs đã cải thiện chất lượng sản phẩm từ các sản phẩm công nghệ thấp lên sản phẩm công nghệ cao như thiết bị viễn thông, máy tính và các thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoại vi, hàng điện tử tiêu dùng, bán dẫn, máy móc chính xác,... Với chất lượng tốt, các sản phẩm này đã có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 38 - 40)