I. Quá trình phát triển của SME sở Đài Loan vàn ội dung hệ thống chính sách hỗ
2. Nội dung các chính sách hỗ trợ phát triển SMEs của Đài Loan
2.2. Chính sách hỗ trợ về quản lý
Mục tiêu của chính sách hỗ trợ quản lý đối với các SMEs là thiết lập các hệ thống quản lý, nâng cao năng lực quản lý và phát triển các nguồn nhân lực. Các biện pháp hỗ trợ chủ yếu bao gồm: Quản lý sản xuất, quản lý nguyên vật liệu, quản lý nhân sự,....
Chương 2: Kinh nghiệm và định hướng phát triển của SMEs… - 33 -
Do có những điểm yếu vốn có, các SMEs chủ yếu tập trung vào quản lý trên lĩnh vực sản xuất và bán hàng. Công tác quản lý nội bộ như kế toán, quản lý tài chính và nhân sự phụ thuộc chủ yếu vào quyết định của những người quản lý chứ không phải dựa trên một hệ thống quản lý khoa học. Khi công việc kinh doanh được mở rộng, nhiều vấn đề nảy sinh và trở thành những cản trở lớn đối với quá trình phát triển của các SMEs.
Việc quản lý tài chính của các SMEs cần dựa trên hệ thống kế toán vững chắc và lành mạnh. Nếu không có một hệ thống như vậy, có thể xẩy ra thất
thoát các nguồn tài chính trong doanh nghiệp. Việc theo dõi quá trình thực
hiện kế hoạch và thời gian biểu sản xuất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm, việc giao hàng và định giá cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thêm vào đó, việc tăng cường quản lý nguyên vật liệu thô, giảm lưu kho, cải tiển dây truyền sản xuất, thành lập các
hệ thống kiểm soát chất lượng và máy tính hoá quá trình quản lý là những
lĩnh vực mà SMEs phải cải thiện để quản lý tối công việc của họ. - Tư vấn chung cho SMEs
Chương trình này được SMEA tiến hành. Các nhóm chuyên gia về công
nghệ, tài chính và tiếp thị sẽ đến thăm từng doanh nghiệp, tìm hiểu tình trạng hoạt động của các SMEs và những điểm yếu của chúng, sau đó thảo luận với Ban giám đốc về những vấn đề tồn tại, rồi đưa ra những lời khuyên trong ngắn hạn và dài hạn cho từng bộ phận với mục tiêu giúp đỡ
các SMEs tiến hành cải tiến cơ cấu tổng thể. SMEs có thể mời các nhóm chuyên gia này tiếp tục làm tư vấn cho họ.
- Hướng dẫn kiểm soát sản xuất và nguyên vật liệu
Chương trình này nhằm nâng cao khả năng quản lý sản xuất và nguyên
vật liệu, loại bỏ những khâu ách tắc trong dây chuyền sản xuất và giảm việc tiêu thụ nguyên vật liệu, giảm lượng tồn kho các sản phẩm dở dang cũng như thành phẩm và tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất để giảm giá
thành và tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh.
- Máy tính hoá quản lý
Với những tiến bộ trong công nghệ điện tử, giá thành sản xuất và giá bán máy tính đã giảm xuống rất nhiều. Máy tính hoá công việc quản lý đã trở
nên không quá đắt đối với các SMEs và đó là cách tốt nhất để họ tự hiện
đai hoá. Quá trình máy tính hoá hoạt động quản lý doanh nghiệp không có
nghĩa là chỉ mua phần cứng và phần mềm mà còn bao gồm cả việc đào tạo nhân viên vận hành hệ thống đó. Do đó, để thúc đẩy máy tính hoá quản lý,
bước cần thiết là phải giúp SMEs giải quyết khó khăn trong việc mua và sử dụng máy tính. Nội dung của chương trình này bao gồm:
(1)Quảng cáo lơi ích của việc sử dụng máy tính: Công việc này bao gồm việc giải thích những chức năng và lợi ích của việc sử dụng máy tính
đối với các SMEs.
3. Quảng cáo việc phát triển các hệ thống phần mềm: Chính phủ trả tiền
cho những chi tiêu để phát triển các chương trình phần mềm trong
từng ngành sau đó các SMEs có thể áp dụng những chương trình này
vào những ứng dụng cụ thể của riêng họ. Chính phủ đánh giá cao các
phần mềm do khu vực tư nhân tự phát triển và soạn thảo những
chương trình có thể dùng cho các SMEs để họ tham khảo.
4. Đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm: Chính phủ đào tạo cho các SMES các nhân viên có khả năng làm việc được với máy tính, sử dụng
được các phần mềm máy tính đặc biệt là các phần mềm trong quản lý. 5. Cung cấp các khoản cho vay đặc biệt để máy tính hoá quá trình quản
lý: Chính phủ cho các SMEs sẵn sàng thực hiện máy tính hoá vay tiền
để mua phần cứng và các chương trình phần mềm để họ thoát khỏi khăn do thiếu vốn.
Cho đến nay, đã có hơn 60 chương trình phần mềm được sử dụng trong
công nghiệp may mặc, cửa hàng bách hoá, công nghiệp in, đồ chơi, phân tích
tài chính, kiểm soát chất lượng, đèn chiếu sáng, kiểm soát nội bộ và công nghiệp đan len; đã có hơn 1.500 chương trình phần mềm được khu vực tư
nhân sử dụng. Trong khi đó, Chính phủ đã hỗ trợ hơn 150.000 người trong việc máy tính hoá công việc quản lý của họ. Theo số liệu thống kê, có 58% SMEs sử dụng máy tính trong công việc quản lý.