Môi trường thể chế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 68 - 71)

II. Thành tựu và kinh nghiệm phát triển SME Sở Đài Loan và định hướng phát triển

2.5.Môi trường thể chế ở Việt Nam

2. Thực trạng các SMEs của Việt Nam

2.5.Môi trường thể chế ở Việt Nam

Môi trường luật pháp.

Hiện tại Nhà nước vẫn chưa có hệ thống luật pháp điều chỉnh loại hình SMES một cách thống nhất. Một số cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hỗ trợ

doanh nghiệp và một số địa phương đã tự đặt ra các tiêu chí riêng của các tổ

chức và cơ quan đó. Đồng thời Chính phủ cũng chưa có các tiêu chí thống

nhất xác định SMEs, có các chính sách cụ thể, rõ ràng áp dụng cho các SMEs

chưa theo một định hướng chung của Nhà nước và hiệu quả mang lại không

cao. Vì vậy,việc ban hành các tiêu chí chính thức về SMEs, xây dựng khung

khổ pháp lý riêng, rõ ràng cho khu vực này là yêu cầu khách quan và cần

được triển khai kịp thời.

Môi trường chính sách

- Chính sách đầu tư: Nhà nước đã ban hành Luật khuyến khích đầu tư

trong nước trong đó quy định rõ các lĩnh vực, các vùng được ưu tiên. Sự ưu

đãi được áp dụng cho các dự án đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng, đầu tư vào

các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn, hay các

ngành nghề trong danh mục được hưởng các ưu đãi. Một số đối tượng chính sách xã hội cũng được hưởng một số ưu đãi thông qua các chương trình của Chính phủ như chương trình giải quyết việc làm, hoà nhập cộng đồng xoá đói giảm ngèo... Chính sách ưu đãi đầu tư thể hiện thông qua việc miễn, giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện, được vay tín dụng ưu đãi với lãi xuất thấp từ các nguồn vốn khác nhau....

Tuy nhiên, lâu nay phần lớn các doanh nghiệp còn tập trung đầu tư vào

các lĩnh vực thương mại và dịch vụ đời sống (chiếm tới 46,2% số doanh nghiệp) còn trong lĩnh vực công nghiệp thì quá ít. Điều đó thể hiện rõ tâm lý của người dân chưa thật sự tin vào kinh doanh dài hạn, nhiều rủ ro. Vì vậy, việc khuyến khích đầu tư vào công nghiệp, nhất là phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu rất cần được chú trọng. Công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản cần được đầu tư nhiều hơn nữa để phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Chương 3: Các giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan - 65 -

Ngoài ra, hiện nay nhiều SMEs, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh chưa tiếp cận được với các chính sách ưu đãi đầu tư do nhiều nguyên nhân khác nhau. ở nhiều nơi vẫn có tình trạng phân biệt đối xử giữa các

doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù chủ

trương của Đảng và Nhà nước là đảm bảo sự bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế.

- Chính sách thuế: Hệ thống thuế đã được cải thiện theo hướng đơn giản hoá để dễ thực hiện, đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế và

đểđáp nhu cầu của nền kinh tế thị trường.Tuy nhiên, nhìn chung các luật thuế

còn phức tạp và còn nhiều kẽ hở. Những cải cách thuế trong thời gian vừa qua theo hướng đơn giản hoá các loại thuế, giảm thuế suất, giảm sự trùng lặp trong đánh thuế và với việc thực hiện Luật thuế giá tri tăng, thuế thu nhập công ty đã và sẽ tiếp tục góp phần khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh.

- Chính sách tài chính và tín dng: Cùng với sự ổn định của nền kinh tế, chính sách tài chính tín dụng đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các SMEs. Trong tổng số dư nợ tín dụng, tỷ lệ dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có chiều hướng tăng lên nhưng vẫn chưa tương xứng với số

lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như đóng góp của khu vực đó

trong GNP.

Sự ổn định giá cả ở mức tương đối trong những năm gần đây có tác dụng tốt đối với đầu tư và sản xuất kinh doanh. Sự ổn định của thị trường làm cho lưu thông hàng hoá diễn ra thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư yên tâm bỏ

vốn vào sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, trong năm 1996 và năm 1997, việc

giảm giá liên tục một số mặt hàng phản ánh sức mua xã hội giảm sút, làm cho sản xuất phần nào bị chậm lại, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư cho sản xuất và tái sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách th trường: Thị trường Việt Nam đang bị ảnh hưởng rất lớn của các hàng hoá nhập lậu qua biên giới. Hàng lậu thuế, hàng gian lận thương mại, nhất là hàng hoá tiêu dùng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến các SMEs. Một số biện pháp chống buôn lậu, hàng lậu chưa được thực hiện tốt. Tuy nhiên, một số biện pháp đã có tác dụng tốt như dán tem hàng nhập khẩu. Đây là biện pháp cần được tiếp tục nghiên cứu để áp dụng rộng rãi hơn.

Thị trường trong nước dành cho các hàng hoá và dịch vụ của các SMEs

chưa được xác định rõ ràng. Một số nơi vẫn tiếp tục thành lập các doanh nghiệp Nhà nước mới (thậm chí trong trường hợp không đủ mức vốn pháp

doanh có khả năng và các lĩnh vực đó không cần phải ưu ái hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.Điều đó đã không huy động được sự đóng góp của

các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là các SMEs. Trong khi đó

nguồn vốn của Nhà nước cần được tập trung phát triển các lĩnh vực mà tư

nhân không có khả năng thực hiện như cơ sở hạ tầng, phát triển các lĩnh vực công cộng....

- Chính sách xut nhp khu: Hiện nay tất cả các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh đều được xuất nhập khẩu là một điệu kiện rất thuận lợi cho các SMEs, thúc đẩy các SMEs xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Tuy nhiên, sự điều hành chính sách xuất nhập khẩu trong thời gian vừa

qua còn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các SMEs.

- Chính sách đất đai: Nhiều SMEs thiếu mặt bằng sản xuất, nhất là ở các

thành phố và trung tâm công nghiệp.Việc thực hiện chính sách đất đai cho

phát triển SMEs trong công nghiệp chưa được thống nhất trong cả nước, nên có nơi có địa bàn chưa tạo điệu kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất.

Hơn nữa, do những khó khăn trong việc xin cấp quyền sử dụng đất, nhiều diện tích cư trú đã được sử dụng cho các mục đích sản xuất kinh doanh làm

ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của dân cư. Cũng do nguyên nhân này, nên thị

trường đất đai vẫn còn hoạt động ngầm với một quy mô lớn và hoạt động của thị trường này vẫn bị coi là bất hợp pháp, đặc biệt là các quyền mua, bán, thế

chấp, chuyển nhượng đất công nghiệp vẫn chưa được thừa nhận.

- Chính sách công ngh: Các SMEs gặp phải những khó khăn liên quan

đến thông tin, như không hiểu biết kỹ về đối tác, nhất là đối tác nước ngoài, không biết nguồn công nghệ cần tìm ở đâu, cũng như thông tin để đánh giá

tính thích hợp và tính cạnh tranh của công nghệ. Chính sách công nghệ nhìn

chung chỉ mới dừng lại ở những định hướng chung, thiếu cụ thể và rõ ràng. Vì thế công nghệ chậm được đổi mới, việc du nhập công nghệ từ nước ngoài vào chủ yếu là các công nghệ lạc hậu với giá thành cao gây thiệt hại lớn cho

Việt Nam. Mối liên hệ giữa doanh nghiệp lớn và SMEs trong chuyển giao

công nghệ lại rất kém. Chính sách vĩ mô cũng chưa hoàn chỉnh. Chẳng hạn, Nhà nước khuyến khích việc đổi mới công nghệ, nhưng chính sách thuế lại

hầu như không cho phép bất cứ doanh nghiệp nào được khấu hao nhanh máy

Chương 3: Các giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan - 67 -

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 68 - 71)