Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 41 - 43)

I. Quá trình phát triển của SME sở Đài Loan vàn ội dung hệ thống chính sách hỗ

2.5.Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế

2. Nội dung các chính sách hỗ trợ phát triển SMEs của Đài Loan

2.5.Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế

Do quy mô của thị trường quốc tế lớn hơn rất nhiêu so với thị trường trong nước nên việc thiết lập và kiểm soát các kênh xuất khẩu đã trở thành một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Kênh xuất khẩu chủ yếu của các SMEs là những đơn đặt hàng của các doanh nghiệp lớn trong nước và

các khách hàng nước ngoài. Những doanh nghiệp không có ưu thế về hoạt

động Marketing quốc tế thì cũng không có khả năng phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế. Để trợ giúp những SMEs trong việc xây dựng các kênh phân phối trên thị trường quốc tế, Chính phủ đã khuyến khích một cách tích cực việc tự do hoá và quốc tế hoá thị trường tài chính và đã thành lập Hội

đồng phát triển Ngoại thương Trung Hoa (CETRA) để hình thành mạng lưới

thông tin quốc tế giúp các SMEs tiếp cận tốt hơn những thông tin của thị

trường quốc tế và nắm lấy những cơ hội kinh doanh. CETRA cũng thường xuyên tổ chức các loại hình triển lãm thương mại ở trong và ngoài nước để

thu hút những khách hàng nước ngoài. CETRA cũng đã tổ chức những

chuyến khảo sát nhằm mục đích thương mại trên toàn thế giới để xúc tiến bán những sản phẩm sản xuất tại Đài Loan cũng như thu thập những thông tin về

kinh doanh và biên soạn những báo cáo về thị trường làm tài liệu tham khảo

cho các nhà kinh doanh. Việc trợ giúp các SMEs đào tạo nhân viên làm

công tác thương mại quốc tế và nâng cao hình ảnh của các sản phẩm đã trở

Đồng thời, trong phân công lao động quốc tế, các SMEs của Đài Loan đã

đóng vai trò của các nhà sản xuất lành nghề vì họ có thể đáp ứng tốt các hợp

đồng thầu phụ quốc tế. Hệ thống các hợp đồng thầu phụ quốc tế này là một

kênh chủ cho các nước phát triển khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, do các

sản phẩm chế tạo qua hệ thống thầu phụ này được bán theo tên của các công ty đặt hàng và do không có chỗ đứng trên thị trường quốc tế cho nên mức giá trị gia tăng mà các SMEs thu được là rất ít. Do đó, biện pháp quan trọng để

khắc phụ tình trạng này là dùng những khoản vay có lãi suất khuyến khích

các SMEs tạo dựng nhãn hiệu của riêng họ và thành lập những trung tâm dịch vụ thương mại ở những khu vực quan trọng trên toàn thế giới để trợ giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường của họ ở nước ngoài. Biện pháp này có thể

giúp cho các SMEs giải quyết những vấn đề về xuất khẩu, giành được nhiều lợi thế hơn trong việc tiếp thị và tăng lợi nhuận. Hiện nay, Đài Loan đã đặt

các văn phòng đại diện, các phòng thương mại và các trung tâm dịch vụ

thương mại ở Trung Đông, Châu Phi, Châu á, Châu Mỹ và Châu Âu để trợ

giúp các SMEs thu thập các thông tin kinh doanh, thu xếp các cuộc gặp gỡ

nhằm mục đích kinh doanh và đóng vai trò như các đầu mối tạm thời làm

công tác tiếp thị.

Tóm lại, việc tạo ra hệ thống và các kênh tiếp thị quốc tế cho các SMEs không thể đạt được trong một thời gian ngắn. Nó tuỳ thuộc vào những nỗ lực phấn đấu của các SMEs và việc tận dụng các nguồn lực của Chính phủ để

dành lấy những vị trí thích hợp có khả năng sinh lợi trong môi trường cạnh

tranh ngày càng gay gắt.

2.6. Giúp đỡ các SMEs thích ng vi h thng pháp lý, tham gia vào các công trình công cng và hot động mua sm ca Chính ph.

Để trợ giúp các SMEs xóa bỏ những trở ngại do hệ thống pháp luật gây ra, SMEA đã tiến hành các biện pháp để giúp các SMEs thích ứng với hệ thống

luật pháp. SMEA yêu cầu các cơ quan nhà Quản lý nhà nước có liên quan chú

ý đến đặc điểm của SMEs trong khi ban hành các văn bản liên quan tới các SMEs, tổ chức các cuộc hội thảo về các văn bản pháp luật áp dụng đối với các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh hiện hành để thu thập ý kiến của các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SMEs và các cơ quan liên quan, qua đó SMEA có thể nắm được các quy định

của pháp luật đã lạc hậu; mời các học giả và những chuyên gia lập ra một nhóm nghiên cứu để thực hiện những nghiên cứu sâu hơn về các văn bản pháp luật hiện hành trong kinh doanh, sau đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi

để bảo vệ quyền lợi của các SMEs. Sau khi tiến hành những công việc trên

Chương 2: Kinh nghiệm và định hướng phát triển của SMEs… - 39 -

thể và yêu cầu các cơ quan đó có trách nhiệm giải thích muc tiêu của hệ thống luật pháp đó.

Hiện nay, các cơ quan của Chính phủ đang tiến hành những biện pháp để

hạn chế các tác động xấu cuả các luật và quy định đến hoạt động của các

SMEs nhằm làm cho môi trường pháp lý cho hoạt động của các SMEs hợp lý

hơn và tạo ra mối quan hệ qua lại tốt giữa Chính phủ và các SMEs.

Mục tiêu của việc trợ giúp các SMEs tham gia vào các dự án công cộng

và hoạt động mua sắm của Chính phủ là để tạo ra cơ hội cạnh tranh công bằng

cho các SMEs, thúc đẩy hoàn thiện hoạt động chuyên môn và nâng cao chất

lượng hoạt của các SMEs. Nội dung của các biện pháp này bao gồm:

(1)Thuyết phục Chính quyền ở tất cả các cấp đưa ra các tiêu chuẩn và các hệ thống đăng ký đấu thầu cho các SMEs để đảm bảo chất lượng của

dự án và chất lượng mua sắm cho Chính phủ. Khi cần thiết, các cơ

quan hướng dẫn các SMEs có thể được yêu cầu giúp đỡ các SMEs cải

tiến trình độ chuyên môn của họ đểđáp ứng các yêu cầu đặt ra.

8. Cung cấp cho các SMEs những thông tin về các dự án công cộng và

mua sắm của Chính phủ để họ tham khảo.

9. Thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa các SMEs để tăng cường năng lực của từng SMEs, khuyến khích hoạt động liên kết trong quá trình thực hiện các công trình công cộng và mua sắm cuả Chính phủ.

10.Thực hiện hoạt động bảo lãnh tín dụng và tài chính cần thiết cho các

SMEs tham gia vào các dự án cộng và việc mua sắm của Chính phủ.

11.Tiếp tục sửa đổi luật và các quy định có liên quan, tạo ra môi trường trong đó các SMEs bình đẳng về cơ hội trong việc tham gia vào dự án công cộng và mua sắm của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 41 - 43)