Thành tựu của các SMEs của Đài Loan

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 49 - 55)

II. Thành tựu và kinh nghiệm phát triển SME Sở Đài Loan và định hướng phát triển

1.2.Thành tựu của các SMEs của Đài Loan

1. Những thành tựu đạt được của các SMEs

1.2.Thành tựu của các SMEs của Đài Loan

Qua hơn 50 năm phát triển, thành tựu của các SMEs Đài Loan được thể

hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau đây: - Số lượng các doanh nghiệp:

Tỷ lệ các SMEs so với tổng số doanh nghiệp của Đài Loan năm 2001 là

98,08%, năm 2000 là 98,18% tăng 0,10% nhưng về mặt tuyệt đối, trong

cùng thời gian đó, tông số SMEs lại tăng 6940 doanh nghiệp so với năm

2000, lên 1,098,185 triệu doanh nghiệp. Như vậy tỷ lệ các SMES trong

tổng số doanh nghiệp cũng như số lượng các SMEs đều không ngừng tăng lên, tạo ra sự năng động, linh hoạt của nền kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và chống sựđộc quyền của các doanh nghiệp lớn.

Đối với Đài Loan, các SMEs đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động . Tỷ lệ thất nghiệp ở Đài Loan trong gần năm thập kỷ qua (kể từ những năm đầu của thập kỳ 50) luôn luôn ở mức rất thấp, khoảng 2,39%. Có được kết quả đó, một phần

quan trọng là có sự đóng góp của các SMEs.

Biểu 3: Lực lượng lao động làm việc trong các SMEs

Biểu 3 cho thấy, tổng số lượng lao động làm thuê trong các Doanh nghiệp

năm 2001 là 6,726,627 lao động (bao gồm cả số người lao động trong Chính

phủ). Số lao động làm thuê trong các Doanh nghiệp lớn là 1,129,270 lao động (tương ứng với 16.8% trong tổng số) và số lao động làm thuê trọng các SMEs

là 4,636,377 lao động (tương ứng với 68.9% trong tổng lao động làm thuê).

Trong vòng hơn 10 năm trước, cùng với sự tăng trưởng trong tổng số lượng các Doanh nghiệp, số lượng lao động làm thuê cũng tăng lên ở Đài Loan. Tuy nhiên, tổng số lao động làm thuê trong năm 2001 thấp hơn 2000, giảm 0.22%. Mặc dù số lượng SMEs tăng khoảng 1% nhưng số lượng người lao động làm

thuê trong khu vực này lại giảm 0.59%(27,734 lao động), mặc dù trong vòng

nhiều năm trước số lao động làm thuê trong SMEs luốn tăng. Dù có nhiều sự

biến động từ môi trương kinh tế quốc tế làm cho tổng số các Doanh nghiệp lớn giảm 4% nhưng số lao động làm thuê lại tăng lên ở khu vực này, lên tới 8,360 lao động, tương ứng với con số là 0.75%.

Điều này có thể giải thích cho tâm lý bất an của toàn bộ lực lượng lao

động khi đứng trước những biến động và rủi ro của nền kinh tế. Đây là những nhân tố giúp các nhà hoạch định chiến lược có thể chú ý và cải thiện.

0.000 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 1999 2000 2001 68.7% 68.8% 68.9% 69.0% 69.1% 69.2% 69.3% SMEs DN lín TØ träng SMEs

Chương 2: Kinh nghiệm và định hướng phát triển của SMEs… - 47 -

- Đóng góp vào giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế.

Biểu 4: Giá trị sản lượng của SMEs 1996-2001

Giá trị tổng sản lượng do các SMEs tạo ra năm 2001 là 6,930 nghìn tỷ

NT$, chiếm 30,36% trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP), năm 2000 (là

6,860 nghìn tỷ NT$), chiếm 32,09% GNP và năm 1991(là 4,88 nghìn tỷ NT$

chiếm 40,84% GNP). Điều đó cho thấy giá trị sản lượng của các SMEs không ngừng tăng lên qua các năm và chiếm tỷ lệ lớn trong GNP.(Biểu 4)

Tuy nhiên, số liệu đó cho thấy tỷ trọng giá trị tổng sản lượng của các

SMEs trong GNP có xu hướng giảm xuống. Năm 1995 con số này là 40,83%

nhưng năm 1997 chỉ là 30,36%, giảm 4,57%. Nguyên nhân của sự giảm sút (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này là do thay đổi cơ cấu ngành của nền kinh tế. Các ngành công nghiệp tập trung vốn và công nghệ cao được chú trọng phát triển. Mặt khác, do sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp lớn trên cơ sở các thế mạnh về vốn và công

nghệ là một nguyên nhân quan trọng làm giảm giá trị sản lượng của các

SMEs.

Như vậy, mặc dù tỷ trọng giá trị sản lương của các SMEs trong GNP có

xu hướng giảm xuống nhưng những đóng góp của khu vực này trong GNP

vẫn rất lớn, năm thấp nhất cũng chiếm tới 32,11% GNP. Điều đó cho thấy

không thể xem nhẹ khu vực doanh nghiệp này trong quá trình phát triển kinh

tế và nếu Chính phủ có các chính hỗ trợ hữu hiệu hơn cho khu vực này thì nó sẽ có vai trò lớn hơn nữa trong GNP. 0 5 10 15 20 25 1996 1997 1998 1999 2000 2001 0 10 20 30 40 50

- Tăng kim ngạch xuất khẩu

Biểu 5: Giá trị xuất khẩu của SMEs 2000-2001

Đơn vị: nghìn tỉ NT$

Ở Đài Loan, các doanh nghiệp lớn chiếm ưu thế trên thị trường nội địa còn các SMEs chiếm ưu thế trên thị trường quốc tế

Tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các Doanh nghiệp vào năm 2001 lên tới 6297 tỷ NT$. Các Doanh nghiệp lớn đạt tổng giá trị xuất khẩu là 4996 tỷ

NT$, tương ứng với 79,4% trong khi SMEs đạt 1300 tỷ NT$, chiếm 20,7%.

Tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các Doanh nghiệp giảm 8% trong năm 2001; Giá trị xuất khẩu của SMEs giảm 5,1% (69,55 triệu NT$), trong khi đó các Doanh nghiệp lớn giảm 8,7% (474 tỉ NT$). Tỉ lệ giảm sút của SMEs thấp hơn các Doanh nghiệp lớn, bởi vậy nên tỉ lệ giá trị xuất khẩu của SMEs tăng

lên một chút từ 20% trong năm 2000 lên tới 20,7% trong năm 2001.(Biểu 5)

Mặc dù tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các SMEs giảm 8% trong năm 2001, nhưng rõ ràng là đến năm 2000 nó đã tăng 20,5%. Bởi vậy, mặc dù con số của năm 2001 và năm 1999 (cũng như những năm trước) cho thấy ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế lớn đến thế nào.

- Góp phần thực hiện phân phối lại thu nhập và giảm bớt khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Trong hơn 4 thập kỷ qua, nền kinh tế Đài Loan đã phát triển với tốc độ rất cao, bình quân hàng năm là 8,95%(số liệu đã dẫn). Đồng thời việc phân phối thu nhập cũng được làm tốt hơn so với các nước phát triển khác. So sánh 20% số dân có thu nhập cao nhất và 20% số dân có thu nhập thấp nhất ở Đài Loan vào thập kỷ 70 và 80 thì tỷ lệ đó là 5:1. Chẳng hạn năm 1980 tỷ lệ giầu nghèo 6.84 6.3 1.37 1.3 5.6 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2000 2001 Mäi DN SMES DN lín

Chương 2: Kinh nghiệm và định hướng phát triển của SMEs… - 49 -

ở Đài Loan là 4,17:1 trong khi đó, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ

này ở Mỹ là 8,9:1; Canada là 7,5:1; Pháp là 6,5:1; Singapore 9,6:1 và Brazil

là 26:1.

Như vậy khoảng cách giầu nghèo ở Đài Loan thấp hơn rất nhiều so với

các nước khác. Do đặc điểm của các SMEs có khả năng thu hút nhiều lao

động, nhất là lao động phổ thông hoặc lao động không được đào tạo chuyên môn nên các SMEs đã tạo điệu kiện tăng thu nhập cho những lao động này, góp phần giảm bớt khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư.

- Ngoài ra, các SMEs còn có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao

công nghệ, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, góp phần

làm dân chủ hoá, tăng tính cạnh tranh và năng động trong nền kinh tế...

- Các SMEs góp phần giúp Đài Loan tránh được những tác động nặng nề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Khủng hoảng tài chính châu á.

Trong khi cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng và ảnh hưởng nặng nề tới các nước trong khu vực, thì Đài Loan - một nền kinh tế nằm ngay cạnh trung tâm của cuộc khủng hoảng - đã hạn chế được nhiều tác động xấu từ

cuộc khủng hoảng này là một thành công đáng chú ý. Năm 1998, trong

khi một số nước như Hàn Quốc, Thái lan, Hong kong, Indonesia... phải

chịu tăng trưởng âm thì Đài Loan vẫn duy trì được mức tăng trưởng là 4,7% trong năm 1998 (năm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng) và tăng lên

5,3% trong năm 1999.

Vậy, sự khác biệt của Đài Loan với các nền kinh tế khác là gì ? Lý do tại

sao Đài Loan không bị rơi vào khủng hoảng giống các nước trong khu vực

như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam á. Nhìn lại quá trình phát

triển các chính sách kinh tế của Đài Loan ta có thể đưa ra một số nguyên do sau:

- Một là, Đài Loan đã sớm có chính sách điều chỉnh, cải thiện cơ cấu ngành nghề dẫn đến tăng cường thể chế kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế. Đồng thời Đài Loan ưu tiên phát triển công nghệ thông tin và trở

thành một trong ba nguồn xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao hàng đầu thế

giới. Tổng giá trị ngành thông tin điện tử năm 2000 của Đài Loan đạt 35,8 tỷ USD (tăng 19,7% so với năm 1999), Giá trị xuất khẩu của ngành này

đạt 18 tỷ USD.

- Hai là, Đài Loan có một cơ chế tài chính lành mạnh và được kiểm soát chặt chẽ cùng với nguồn dự trữ ngoại tệ lớn (hiện nay khoảng trên 100 tỷ

USD). Đồng thời việc thúc đẩy mở cửa thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán nhưng lại tiến hành một cách từ từ, từng bước, hạn chế đầu

tư trực tiếp vốn nước ngoài vào thị trường cổ phiếu điều này đã ngăn ngừa

được ảnh hưởng của đầu tư tiền tệ quốc tế.

- Ba là,Đài Loan có chính sách dựa vào tiết kiệm trong nước, tránh được sự lệ thuộc quá mức vào nợ nước ngoài (trong khi nợ nước ngoài chỉ vào khoảng 100 triệu USD, chưa kể hàng trăm tỷ USD dưới dạng tài sản nước ngoài khác).

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng đó là sức mạnh chủ yếu của Đài Loan lại là một hệ thống các SMEs với sức cạnh tranh quốc tế rất cao. Khi so sánh nền công nghiệp Đài Loan với Hàn Quốc, ta sẽ thấy rõ điều này.

Kể từ sau chiến tranh, Hàn Quốc đã quyết định xây dựng đất nước mới bằng cách bơm mạnh tín dụng vào một số tập đoàn Chaebol (dựa trên sở hữu của các gia đình tài phiệt) nhằm xây dựng các ngành công nghiệp chiến lược như chế tạo sắt thép, đóng tầu, ôtô. Thông qua mối quan hệ với chính phủ

cầm quyền, họđược các ngân hàng cho vay tín dụng một cách dễ dàng với tốc

độ chóng mặt. Do đó, các Chaebol đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào đủ mọi lĩnh vực mà họ không lợi thế cạnh tranh, kết quả là tạo nên tình trạng cồng kềnh khó xoay trở, một nền kinh tế cung vượt quá cầu và gây ra các món nợ

lút đầu.

Trái lại, tại Đài Loan, nhà cầm quyền tự giới hạn khu vực quốc doanh vào các lĩnh vực như tài chính và năng lượng, đem lại cơ hội làm ăn cho các

doanh nghiệp tư nhân, mà trong khu vực này các SMES chiếm đại đa số.

Chính vì thế, trong lúc các tập đoàn khổng lồ Chaebol của Hàn Quốc trở nên

cồng kềnh mất tính cạnh tranh vì được cấp tín dụng quá dễ dàng, thì các

SMEs của Đài Loan phải cắt giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh toàn cầu, đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh mới và sản xuất bất cứ món gì theo yêu cầu của thị trường toàn cầu. Kết quả là nền kinh tế Đài Loan trở nên linh hoạt hơn nhiều và họ nắm được thị trường xuất khẩu to lớn và đa dạng, tạo điệu kiện cho Đài Loan vượt qua khó khăn trước mắt.

Từ những năm 50-60, Đài Loan đã theo đuổi chính sách phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là chính sách hữu hiệu phát triển SMEs, nên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đã huy động được nguồn vốn rất lớn trong dân cư để đầu tư phát triển và việc thu hút vốn của các SMEs đã tạo nên một kênh thu hút vốn phi chính thức các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân rất hiệu quả. Do đó, Đài Loan đã hạn chế được vay nợ và đầu tư nước ngoài làm tăng nội lực của nền kinh tế, giảm bớt sự

phụ thuộc bên ngoài (đầu tư nước ngoài chỉ khoảng 10% trong tổng đầu tư

trong 4 thập kỷ qua). Cùng với thế mạnh xuất khẩu của mình, các SMEs Đài Loan đã góp phần thu về một lượng ngoại tệ rất lớn, làm tăng dự trữ ngoại hối

Chương 2: Kinh nghiệm và định hướng phát triển của SMEs… - 51 -

và tránh được thâm hụt trong cán cân thanh toán trong thời kỳ xấu nhất của khủng hoảng.

Như vậy, với một số lượng khổng lồ các SMEs được ví như "hùng binh kiến cỏ"với một sức sống mãnh liệt và sự linh hoạt tuyệt vời đã cứu Đài Loan khỏi thảm hoạ của khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 49 - 55)