Vai trò và sự cần thiết phải phát triển SME Sở Việt nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 71 - 76)

VIỆT NAM

1. Vai trò ca SMES Vit Nam

Mặc dù có những hạn chế riêng nhưng do đặc điểm, tính chất và lợi thế

của chúng, SMEs có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới. ở nước ta, các SMEs cũng đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng, trong thời kỳ mà đất nước đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thì vai trò của các SMEs được thể hiện chủ yếu qua các mặt cụ thể sau đây.

1.1. SMEs có vai trò quan trng trong s tăng trưởng ca nn kinh tế

Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải đồng thời phát triển cả doanh nghiệp lớn và các SMEs. Tỷ lệ phát triển hợp lý giữa các doanh nghiệp lớn và các SMEs là tuỳ thuộc vào thực tế kinh tế xã hội của từng thời kỳ. Các doanh nghiệp lớn tham gia hoạt động ở những ngành có quy mô lớn, vốn nhiều và công nghệ kỹ thuật hiện đại là nòng cốt cho ngành nhằm tạo ra sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các SMEs hoạt

động trong những ngành ít vốn và trình độ khoa học công nghệ trung bình

nhưng sử dụng nhiều lao động như các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành thủ

công mỹ nghệ, hoặc đóng vai trò là các nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp

lớn.

Hai khu vực doanh nghiệp này có sự phân tách tương đối nhưng rất cần nhau để bổ xung, hỗ trợ nhau trong tổ chức, quản lý, công nghệ, vốn, sản phẩm, nhằm phát huy thế mạnh của nhau. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp lớn khó có thể phát triển được nếu thiếu các SMEs và trong một nền kinh thì tỷ trọng sản lượng của các SMEs thường ở mức ngang bằng với các doanh

nghiệp lớn. Bình quân các SMEs tạo ra khoảng 50% GDP của mỗi nước . ở

Việt Nam, theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì

hiện nay, khu vực SMEs của cả nước chiếm khoảng 25%-26%GDP. Điều

quan trọng là các SMEs có nhiều thuận lợi trong việc khai thác các tiềm năng rất phong phú trong dân, từ trí tuệ, tay nghề tinh xảo, vốn liếng, các bí quyết nghề nghiệp, nhất là của các nghệ nhân, các quan hệ huyết thống, ngành nghề

truyền thống,....Hiện nay, cả nước có khoảng 1.400 làng nghề, trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống, có từ hàng trăm năm nay. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đăc trưng của từng địa phương đã nổi tiếng trong cả nước, một số đã

được xuất khẩu, nước ngoài đánh giá cao. Các SMEs chính là "đất" cho các ngành nghề truyền thống được duy trì và phát triển.

1.2. SMEs góp phn gii quyết công ăn vic làm, tăng thu nhp cho người LĐ LĐ

SMEs có khả năng tạo ra một khối lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư,

tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Xét theo

khía cạnh này thì SMEs có ưu thế hơn so với các doanh nghiệp lớn, góp phần giải quyết nhiều vấn để xã hội bức xúc bởi lẽ suất bình quân một đầu lao động của SMEs thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Chi phí trung bình để

tạo ra một chỗ làm việc trong các SMEs là khoảng 740.000 đồng Việt Nam,

chỉ bằng 3% so với doanh nghiệp lớn (bình quân trên 25 triệu VN đồng cho

một chỗ làm). ở hầu hết các nước trên thế giới, SMEs thu hút khoảng 50 - 80% lực lượng lao động trong các ngành kinh tế. Đặc biệt nhiều thời kỳ, khi các doanh nghiệp lớn sa thải lao động thì các SMEs là nơi thu hút lực lượng lao động dư thừa này và các SMEs thường có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn.

Ở Việt Nam, theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung

ương, số lao động của các SMEs trong các lĩnh vực phi nông nghiệp hiện có khoảng 7,8 triệu người, chiếm tới khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động của cả nước. Kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999 đã cho chúng ta những số

liệu rất đáng lo ngại về tình trạng lao động thất nghiệp. Theo dự báo, từ nay

đến năm 2010, mặc dù dân số có thể chậm lại, nhưng nguồn lao động của nước ta vẫn tăng nhanh liên tục, đòi hỏi giải quyết việc làm hết sức khẩn trương. Đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam là tương đối cao và

không ổn định: tính chung cả nước năm 1996 là 5,62%; năm 1997 là 5,81%;

tập trung ở vùng đồng bằng và đô thị lớn: ở Miền Đông Nam Bộ từ 5,3% năm 1996 đã tăng lên đến 5,79% năm 1997; cũng trong thời gian đó, Đồng

bằng Sông Hồng, từ 7,31% lên 7,56%. Năm 1998, số người không có việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

làm thường xuyên trong cả nước là khoảng 8,5 triệu người, trong đó khu vực thành thị là 1,2 triệu người và khu vực nông thôn là 7,3 triệu người. Như vậy sức ép của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là rất lớn và các SMEs đang là nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhận số lao động - nhất là ở

nông thôn tăng thêm mỗi năm; đồng thời còn tiếp nhận số lao động từ các

doanh nghiệp nhà nước dôi ra qua việc cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho

thuê, phá sản doanh nghiệp hiện đang được triển khai.

1.3. SMEs góp phn làm năng động, linh hot và tăng tính cnh tranh trong nn kinh tế.

Chương 3: Các giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan - 69 -

hơn. Các SMEs luôn chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các doanh nghiệp và có xu hướng ngày càng tăng mạnh. ở hầu hết các nước, số lượng SMEs thường chiếm khoảng trên dưới 90% (có nước tới 99% như Nhật Bản) tổng số các doanh nghiệp. ở Việt Nam chưa có số liệu chính thức nhưng theo

các nhà nghiên cứu, thì con số này vào khoảng 80-90%. Với số lượng đông

đảo các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế. Như vậy, sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế, giảm bớt khả năng độc quyền của các doanh nghiệp lớn.

1.4. SMEs thu hút được khá nhiu vn trong dân cư.

Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán và đi sâu vào các bản làng, các vùng sâu,

vùng xa, và do yêu cầu số lượng vốn ban đầu không nhiều cho nên SMES có

vai trò to lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, tạo ra một tập quán đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong dân chúng. Chẳng hạn, ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải và xây dựng các SMES đã đầu từ 4.150 tỷ VND trong tổng số 9.100 tỷ đồng đầu tư của lĩnh vực này lưọng vốn đầu tư của các

SMES cũng tăng lên rất nhanh năm 1990 là 420 tỷ đồng thì năm 1995 tăng

lên 2.500 tỷ đồng.

1.5. Vai trò SMEs trong quá trình chuyn dch cơ cu kinh tế.

Sự phát triển của SMEs ở nông thôn đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển mạnh, thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ phát triển theo. Sự phát triển của các SMEs ở thành thị

cũng góp phần làm tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, và giảm tỷ

trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Ngoài ra, SMEs còn có vai trò quan

trọng trong việc làm thay đổi và đa dạng hóa cơ cấu trong công nghiệp.

1.6. SMEs góp phn đáng k vào thc hin đô th hoá phi tp trung.

Sự phát triển SMEs ở nông thôn cho phép giảm dần lực lượng lao động

trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

nhưng số lao động này vẫn sống tại quê hương, bản làng mà không phải di chuyển lên thành thị sinh sống. Điều này góp phần tránh được tình trạng tập trung quá mức dân cư vào thành thị gây ra các vấn đề phức tạp về mặt xã hội.

Song song quá trình đó là xu hướng hình thành những khu vực tập chung các

cơ sở công nghiệp và dịch vụ nhỏ ngay ở nông thôn, tiến tới hình thành các thị trấn, các đô thị ngay trong lòng các làng quê. Đó chính là quá trình đô thị

hoá phi tập trung và thực hiện được phương châm "Ly nông bất ly hương".

SMEs chính là nơi để cho các nhà doanh nghiệp khởi sự công việc kinh

doanh. Qua quá trình quản lý, điều hành các SMEs, các nhà doanh nghiệp sẽ

trưởng thành dần và sau đó họ sẽ có khả năng điều hành quản lý các doanh nghiệp lớn hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, qua sự phân tích trên đây có thể thấy rằng, vai trò của SMEs rằng không chỉ rất quan trọng ở các nước phát triển mà còn rất quan trọng đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là đối với Việt Nam, đang trong giai

đoạn đầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, thì vai trò của các SMEs lại càng có ý nghĩa. Bởi vì, mô hình này phát huy được những thế mạnh của nó, đặc biệt là khả năng giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động.

2. S cn thiết phi h tr và phát trin các SMEs Vit Nam.

Như đã phân tích ở trên, SMEs có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của các nước. Trong khi đó, SMEs lại thường yếu kém về nhiều mặt như vốn,trình độ tổ chức quản lý, thị trường, công nghệ... cho nên nếu không được hỗ trợ thì nó khó có thể tồn tại và phát triển được, gây gánh nặng và khó khăn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các SMEs chính là để phát huy các thế mạnh của nó, hạn chế sự

độc quyền trong kinh doanh của doanh nghiệp lớn, giảm thiểu được các

nhược điểm của các SMEs.

Trong điều cụ thể của Việt Nam, hỗ trợ phát triển các SMEs chính là để

tạo ra sự cạnh tranh cần thiết trong nền kinh tế, tránh những méo mó do sự độc quyền của các doanh nghiệp lớn gây ra, phát huy tính năng động và linh hoạt của các SMEs nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm trong hoạt

động của nền kinh tế.

Hỗ trợ và phát triển các SMEs là phương thức để huy động mọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nước ta đang cần nhiều vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, trong khi

đó Ngân sách Nhà nước lại có hạn, Nhà nước không thể đầu tư lớn vào tất cả

các ngành sản xuất kinh doanh mà nó cần được đầu tư từ các nguồn vốn khác. Phát triển SMEs là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để huy động nguồn vốn trong dân cư vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác, nước ta đang có hiện tượng dư thừa lao động trong khi đó các SMEs lại có

ưu thế trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Theo tính toán chi phí bình quân để tạo ra một chỗ làm mới của SMEs chỉ bằng 3% so

Chương 3: Các giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan - 71 -

nghiệp lớn và có thể phát triển ở mọi nơi để thu hút lao động một cách dễ

dàng, yêu cầu tay nghề và trình độ không quá cao... Do đó, hỗ trợ phát triển SMEs rất thích hợp với hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay.

Phát triển SMEs, còn là giải pháp quan trọng và bước đi thích hợp để thực hiện công nghiệp hoá nông thôn, chuyển dần lao động sản xuất nông nghiệp sang các ngành sản xuất công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Từ căn cứ chủ yếu trên đây cùng với kinh nghiệm của Đài Loan, có thể

khẳng định rằng cần phải hỗ trợ và phát triển SMEs ở Việt Nam hiện nay.

3. Phương hướng phát trin SMEs Vit Nam

3.1. V ngành ngh:

Chúng ta nên tập trung phát triển theo hướng những ngành nghề nào mà

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể đảm nhận được thì khuyến khích

họ. Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ cần nắm một số ngành then chốt như điện, nước, xi măng, sắt thép... với cổ phần khống chế nhằm tránh gây ra sự độc quyền, trì trệ, giảm hiệu quả kinh tế. Các SMEs nên được phát triển mạnh trong các lĩnh vực sản xuất hàng hoá dân dụng; chế biến nông lâm hải sản, thực phẩm; vận tải hàng hoá, thương mại, dịch vụ, các ngành nghề truyền thống,...

3.2. V s hu

Việt Nam cần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa các SMEs ngoài

quốc doanh bao gồm các doanh nghiệp tập thể, tư nhân... Số liệu thống kê cho thấy năm 1997 tỷ trọng kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế chiếm 48,2%, kinh tế ngoài quốc doanh (bao gồm kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế, kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp) chiếm 23,3% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 28,5%. Như vậy kinh tế ngoài quốc doanh vẩn chiếm tỷ trọng nhỏ so với kinh tế quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó

chúng ta cần khuyến khích khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển

mạnh hơn.Vì phát triển mạnh khu vực kinh tế này (cũng có nghĩa là phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mạnh các SMEs) sẽ cho phép chúng ta có được một nền kinh tế năng động,

linh hoạt, hiệu quả và khai thác triệt để các nguồn lực trong xã hội.

3.3. Chú trng phát trin SMEs các vùng nông thôn.

Các SMEs có ưu thế trong việc phát triển phân tán ở các địa phương. Các SMEs ở nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng nông nhàn, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn thì việc phát triển SMEs ở các vùng nông thôn là một chiến lược đúng đắn.

3.4. Phát trin các SMEs vi công ngh cao:

Đặc biệt là các SMEs ở thành thị nhằm mục tiêu sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.

3.5. Thúc đẩy phát trin mi liên kết kinh tế gia các SMEs vi các doanh nghip ln theo mô hình "V tinh - Trung tâm". nghip ln theo mô hình "V tinh - Trung tâm".

Phát triển mối liên kết kinh tế giữa các SMEs với các doanh nghiệp lớn là một tất yếu khách quan do sự phân công lao động xã hội. Do sự hạn chế về

vốn, lao động, công nghệ, thị trường,... nên các SMEs thường chỉ đảm nhận một số giai đoạn của quá trình sản xuất. Kinh nghiệm của Đài Loan cũng như

của các nước khác cho thấy mối liên kết này có thể thực hiện theo hai hướng chủ yếu sau:

- Mt là, các doanh nghiệp lớn và các SMEs cùng nhau chế tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh, trong đó các doanh nghiệp lớn sản xuất những chi tiết, bộ phận đòi hỏi công nghệ cao, phức tạp và tiến hành lắp ráp, tiêu thụ sản phẩm. Mối quan hệ này chính là mô hình "Vệ tinh - Trung tâm" đã được

Đai Loan và các nước khác áp dụng thành công. Các SMEs là những thầu

phụ, là "Vệ tinh" cho các doanh nghiệp lớn.

- Hai là, các doanh nghiệp lớn làm một số dịch vụ cho các SMEs như bao tiêu sản phẩm, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo,...

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHU VỰC SMEs Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 71 - 76)