I. Quá trình phát triển của SME sở Đài Loan vàn ội dung hệ thống chính sách hỗ
2. Nội dung các chính sách hỗ trợ phát triển SMEs của Đài Loan
2.1. Chính sách hỗ trợ tài chính và tín dụng
Chương 2: Kinh nghiệm và định hướng phát triển của SMEs… - 31 -
Mục tiêu chính của chính sách này là cung cấp tín dụng cho các SMEs và
giúp họ điều chỉnh cơ cấu tài chính cho phù hợp với từng ngành nghề, từng doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng tài chính cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện mục tiêu này, các biện pháp mà chính phủ đưa ra gồm: Tạo điệu kiện thuận lợi cho các SMEs tiếp cận được các nguồn tín dụng và bảo lãnh tín dụng; tư vấn về quản lý tài chính và tín dụng;
giảm thuế cho các SMEs; giúp các SMEs trong hoạt động kế toán, quản lý
ngân sách hàng ngày; quản lý và tiếp cận với thị trường chứng khoán.
Vì số lượng SMEs là rất lớn và lượng vốn hoạt động là rất nhiều nên phải
có những kênh tài chính phù hợp đểđáp ứng nhu cầu của các SMEs. Có tổng
số 82 ngân hàng (theo thống kê vào cuối năm 1995 của Ngân hàng Trung
ương Đài Loan, bao gồm các ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân và các
ngân hàng hợp tác xã) cung cấp tài chính cho SMEs. Bộ Tài Chính đã chú
trọng nhiều tới việc khuyến khích các ngân hàng này cung cấp tài chính cho
SMES và quy định tỷ lệ cung cấp tài chính cho SMEs phải tăng lên hằng năm.
Để có nguồn cung cấp vốn dồi dào, Quỹ Mỹ- Trung, Quỹ phát triển và Quỹ
phát triển SMEs, đều do Chính phủ lập nên, đã cung cấp tài chính cho các
SMEs thông qua các ngân hàng. Ngoài những khoản vay chung với lãi suất
thấp, còn có các khoản vay cụ thể để mua thiết bị, máy móc, nhà xưởng, phát triển sản phẩm mới và công nghệ mới để vi tính hoá công việc quản lý.
Hàng năm Chính quyền Trung ương phân bổ cho Quỹ phát triển SMEs
12 tỷ NT$ từ nguồn vốn ngân sách. Quỹ này có trách nhiệm cung cấp khoản
tài chính này cho các SMEs theo các quyết định của Chính phủ. Lãi thu được
dùng để giúp các trương trình trợ giúp các SMEs của chính quyền địa
phương. Quỹđược điều hành bởi Uỷ ban điều hành Quỹ phát triển SMEs gồm có các đại diện của Bộ Kinh Tế, Bộ Tài Chính và các cơ quan khác.
Cuối năm 1995, số vốn mà các ngân hàng cung cấp cho SMEs lên tới
3186,5 tỷ NT$ chiếm 36,56% lượng vốn mà ngân hàng cung cấp cho các
doanh nghiệp. Những nguồn vốn dồi dào và các khoản cho vay với lãi suất thấp của Chính phủ đã giúp SMEs cải thiện được cơ cấu tài chính, nâng cao khả năng canh tranh của doanh nghiệp và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Mặc dù một số SMEs có tiềm lực phát triển nhưng việc thiếu tài sản thế
chấp làm cho họ không thể nhận ra được sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng.
Năm 1974, Chính phủ đã yêu cầu các thể chế tài chính góp vốn cùng Chính
phủ thành lập “Quỹ bảo lãnh tín dụng cho SMEs”để giúp các SMEs thiếu tài
sản thế chấp có thể xin vay vốn từ các cơ sở tài chính với sự bảo lãnh của quỹ
trong việc cung cấp tài chính cho các SMEs. Từ khi thành lập, quỹ này đã tiến hành hơn 1,3 triệu trường hợp cung cấp tài chính với tổng số tiền hơn 1450 tỷ
NT$. Nó đã đóng góp rất lớn vào việc đưa các SMEs vào những kênh tài
chính thông thường và ổn định môi trường tài chính cho SMEs.
Một biện pháp quan trọng nữa trong hỗ trợ tài chính cho các SMEs là việc mời một nhóm chuyên gia để tư vấn cho các SMEs về cách củng cố cơ sở tài chính và tăng khả năng nhận tài trợ của họ. Những chuyên gia này cũng đưa
ra những đánh giá khách quan về tình hình tài chính của các SMEs để các tổ
chức tài chính tham khảo trước khi cho SMEs vay vốn đồng thời để tăng thêm
niềm tin của họ đối với các SMEs. Năm 1982, Chính phủ đã thúc đẩy việc
thành lập “Trung tâm hướng dẫn và hỗ trợ chung cho SMEs” đểđánh giá thực trạng cung cấp tài chính cho các SMEs. Trung tâm này cũng chỉ dẫn về quản lý tài chính và phối hợp với các tổ chức tài chính để giải quyết khó khăn trong việc cung cấp tài chính cho SMEs, hỗ trợ SMEs đào tạo các nhà quản lý tài chính của riêng mình và biên soạn tài liệu về quản lý tài chính. Cho đến nay
đã có hơn 20.000 SMEs nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Trung tâm này.
Chính phủ Đài Loan còn có những chương trình hướng dẫn cho các SMEs
quản lý tài chính và kiểm soát nội bộ nhằm giúp các SMEs cải thiện hệ thống kế toán của họ, tăng cường khả năng phân tích chi phí, thành lập các hệ thống kiểm soát và đánh giá nội bộ, tăng cường khả năng vạch kế hoạch kinh doanh cải thiện các biện pháp thu hồi vốn kinh doanh và thiết lập quan hệ với hệ
thống ngân hàng .
Về thuế, Luật phát triển SMEs của Đài Loan cũng có một số ưu đãi về
thuế đối với các SMEs. Điều 33 và 34 của luật qui định các SMEs được giảm thuế đất trong vòng 5 năm đối với các dự án đầu tư mới và được áp dụng mức thuế thấp nhất trong các trường hợp các SMEs di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh.
Nhờ các nguồn vốn dồi dào đó, cơ chế bảo lãnh tín dụng hợp lý việc miễn giảm thuế thoả đáng cho quá trình sản xuất kinh doanh và nhờ các chuyên gia
tư vấn trong các hoạt động tài chính, tín dụng mà chính Chính phủ Đài Loan
đã thực hiện thành công các chính sách hỗ trợ tài chính và tín dụng cho các
SMEs.