Công nghệ, thiết bị của các SMEs

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 66 - 67)

II. Thành tựu và kinh nghiệm phát triển SME Sở Đài Loan và định hướng phát triển

2.3.Công nghệ, thiết bị của các SMEs

2. Thực trạng các SMEs của Việt Nam

2.3.Công nghệ, thiết bị của các SMEs

Trình độ công nghệ, trang thiết bị, máy móc của khu vực SMEs không

nằm ngoài tình trạng chung về công nghệ, trang thiết bị máy móc của các

doanh nghiệp trong cả nước, nếu không nói là lạc hậu hơn. Mặt khác tỷ lệ đổi mới trang thiết bị cũng rất thấp, ngay cả trong những năm tăng trưởng cao vừa qua. Một số nghiên cứu cho biết tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị trong các

doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm công nghiệp lớn của cả

nước cũng chỉ là khoảng 10% một năm tính theo vốn đầu tư.

Bảng 9: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bịđang sử dụng tại các SMEs ở TP Hồ Chí Minh so với trình độ chung của thế giới

Trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị (%) Loại doanh nghiệp Hiện đại Trung bình Quá lạc hậu, lạc hậu 1. Quốc doanh 11,4 53,1 35,5 2. Ngoài quốc doanh 6,7 27 66,3 -Cổ phần, TNHH 19,4 54,8 25,8 -DNTN 30,0 30,3 50,0 -HTX 16,7 33,3 50,0 -Tổ hợp, cá thể 3,6 22,8 73,6 Tính chung 10 38 52

Chương 3: Các giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan - 63 -

Nguồn: Báo cáo định hướng chiến lược và khuyến nghị chính sách phát

triển SMEs đến năm 2010 ở Việt Nam, Trang 22.

Thực trạng trên cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì các SMEs đươc

định nghĩa với tiêu chí vốn tương đối thấp và gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng trung và dài hạn cần thiết cho việc đầu tư nâng cấp công nghệ. Đặc biệt các doanh SMEs còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, máy móc và thiết bị

do thiếu thông tin về thị trường này. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân

khách quan ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao công nghệ cuả các SMEs

như:

- Các doanh nghiệp chưa được phép khấu hao nhanh máy móc thiết bị do

đó chưa khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

- Việc yêu cầu các hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được Chính phủ

phê chuẩn với các thủ tục, quy định hiện hành gây khó khăn, phiền hà và mất rất nhiều thời gian cho các doanh nghiệp. Và cũng các chính quy định

hiện hành làm cho các SMEs không đủ điều tài chính mua máy móc thiết

bị mới cũng không thể nâng cao công nghệ của mình bằng cách nhập máy móc thiết bị cũ nhưng phù hợp với năng lực sản xuất của họ.

- Các chi phí liên lạc viễn thông quốc tế và Internet còn quá cao. Đây là

một trong những cản trở đầu tiên để tiếp cận với thông tin thị trường công nghệ quốc tế.

- Các thủ tục cồng kềnh, tốn kém trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho các chuyên gia nước ngoài, những người chuyển tải công nghệ vào Việt Nam,

và thuế thu nhập cao mà các chuyên gia này phải chịu so với các nước

Đông Nam á đã không khuyến khích họđến Việt Nam.

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện nay đang phải chịu các mức thuế suất cao. Trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại được miễn thuế nhập khẩu....

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 66 - 67)