III. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ phát triển khu vực SME sở ViệtNam
1. Nhóm giải pháp về môi trường pháp lý và quản lý nhàn ướ c
1.1. Đổi mới và hoàn thiện môi trường pháp lý.
Kể từ khi Luật doanh nghiệp được áp dụng ngày 1/1/2000, chúng ta đã
bước đầu tạo sự bình đẳng về pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau và sau gần một năm thi hành luật này đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ
từ phía các doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp mới ra đời ngày một ra tăng, chứng tỏ Luật này đã và đang phát huy những ưu điểm của nó.
Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện Luật doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu và nhanh chóng ban hành các luật mới như Luật chống độc quyền, Luật quảng cáo, Luật chống bán phá giá, đặc biệt là "Luật phát triển SMEs" trong
đó qui định rõ đối tượng điều chỉnh của Luật, phương hướng phát triển SMEs, cơ quan quản lý cao nhất các SMEs, hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển
SMEs, các tiêu chuẩn xác định SMEs,...
1.2. Quản lý nhà nước đối với SMEs
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ quan nào chuyên trách về quản lý
nhà nước đối với các SMEs, đặc biệt là các SMEs ngoài quốc doanh. Việc
quản lý này do nhiều Bộ, ngành chức năng cùng thực hiện, dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các SMEs.
Hầu hết các nước trên thế giới đều có một cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách thuộc Bộ kinh tế như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc hay Cục Quản lý các SMEs trực thuộc Tổng thống ở Mỹ...làm đầu mối quản lý các SMEs và các tổ chức này đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các SMEs.
Việt Nam đã có chủ trương và chiến lược phát triển SMEs lâu dài, do đó việc thành lập một cơ quan để thống nhất quản lý nhà nước các SMEs trong cả nước là hoàn toàn cần thiết. Cơ quan này có thể là "Cục quản lý SMEs" hoặc "Hội đồng các SMEs" trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cơ quan này là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện các chương trình phát triển SMES, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để quản lý nhà nước về các SMES, nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển SMEs, tham mưu cho Chính phủ các chương trình hỗ trợ SMEs về tài chính, tư vấn thông tin, thị trường, công nghệ và thay mặt Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ
các SMEs cả nước....
- Thành lập và sắp xếp lại các trung tâm hỗ trợ SMEs.
Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều các trung tâm tư vấn mà điển hình nhất
là các trung tâm tư vấn hỗ trợ SMEs của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ SMEs (NEDCEN) của Liên minh các
Hợp tác xã, Trung tâm hỗ trợ SMEs của Cục Tiêu chuẩn và Đo lường
Chất lượng, Trung tâm hỗ trợ SMEs Bắc Giang, Hiệp hội Công thương
Hà nội và Hiệp hội Công thương TP.Hồ Chí Minh,...
Trong thời gian vừa qua, các trung tâm này thực sự đóng góp vai trò quan
trọng trong việc hỗ trợ và tư vấn cho các SMEs. Tuy nhiên, Chính phủ
cần ban hành các tiêu chuẩn thống nhất cho việc thành lập các Trung tâm hỗ trợ SMES, tránh hiện tượng "bùng nổ"về tung tâm tư vấn.
- Thành lập "Hiệp hội các SMEs Việt Nam".
"Hiệp hội SMEs" sẽ là một tổ chức tự nguyện, do các SMEs thành viên tham gia. Hiệp hội này sẽ là tổ chức đại diện cho các SMEs khi đối thoại với Chính Phủ hay các tổ chức khác trong và ngoài nước; bảo vệ lợi ích của các SMEs; hỗ trợ các SMEs thành viên về các tư vấn tài chính, thị
trường, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng các lớp ngắn hạn cho cán bộ và
nhân viên của các SMEs; tham gia vào các tổ chức, các hiệp hội khác như
Hiệp hội SMEs Thế giới (WASME)...
- Thúc đẩy phát triển thầu phụ công nghiệp
Thầu phụ công nghiệp là chìa khoá của các SMEs công nghiệp vì nó khắc
phụ được hạn chế lớn nhất của các SMEslà thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến phát triển thầu phụ công nghiệp đang là nhu cầu cấp bách không những đối với các SMEs mà còn đối với cả các doanh nghiệp lớn. Thầu phụ công nghiệp là một hình thức hợp tác rất phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. ởĐài Loan, "Hệ thống Vệ tinh - Trung tâm" được thiết lập với nhiều mô hình khác nhau để phát triển thầu phụ công nghiệp,
đăc biệt trong ngành may mặc, điện tử, giao thông, cong nghiệp cơ khí,... Chiến lược phát công nghiệp của chúng ta đang hướng mạnh vào sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Do đó phát triển thầu phụ công nghiệp là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện thành công chiến lược này. Để hỗ
trợ việc phát triển thầu phụ công nghiệp cho các SMEs , Nhà nước cần tập chung giải quyết các công việc sau:
(1)Hỗ trợ thành lập "Phòng xúc tiến thầu phụ công cho các SMEs", xây dựng chương trình phát triển thầu phụ gắn với chương trình nội địa
Chương 3: Các giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan - 75 -
hoá sản phẩm, có thể giao cho Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam tiến hành công việc này.
(2)Xây dựng qui chế cho phép thuê hoặc mua máy móc thiết bị cũ một
cách thuận lợi và rộng rãi phù hợp với khả năng tài chính của các SMEs.
(3)Thành lập "Quỹ hỗ trợ phát triển thầu phụ công nghiệp" nhằm giúp đỡ
các SMEs có khả năng tài chính để thắng thầu.
(4)Khuyến khích các doanh nghiệp lớn có chính sách phát triển thầu phụ
công nghiêp.
Ngoài ra, Chính phủ cần có các biện pháp trợ giúp các SMEs khác như hỗ
trợ cải tiến công nghệ sản xuất; hỗ trợ máy móc thiết để kiểm soát ô nhiễm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho các
SMEs và giúp các doanh nghiệp này xích lại gần nhau để hợp tác cùng phát
triển....
2. Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế vĩ mô
2.1. Chính sách đất đai
Để tháo gỡ những khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất, tạo điệu kiện thuận lợi cho các SMEs phát triển cần phải có những giải pháp sau:
Mở rộng quyền cho chính quyền địa phương trong việc trong việc
cấp và cho các Doanh nghiệp thuê đất để phục vụ sản xuất kinh
doanh; tăng thời gian sử dụng và miễn giảm thuế đối với phần vốn bỏ
vào việc mở mang đất đai, tận dụng các khu vực hoang hoá đầm lầy,... phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đơn giản hoá thủ tục thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng
đất hợp lý, khuyến khích các SMEs sử dụng đất có hiệu quả kinh tế xã
hội cao hơn. Cho phép các SMEs ngoài quốc doanh được hưởng
những quyền lợi về sử dụng đất giống như đối với các doanh nghiệp Nhà nước, nghĩa là Nhà nước giao quyền sửđất, được thuê đất với giá như doanh nghiệp Nhà nước phải trả,... Đồng thời, dỡ bỏ các trở ngại lớn về tài chính đang kìm hãm việc đăng ký đất và các công trình xây dựng - cụ thể là phí và thuế đang vượt quá 25% giá trị tài sản. Quy
định các thủ tục rõ ràng, đơn giản và công bằng hơn để giải quyết các vụ tranh chấp và kiện tụng nhằm giải quyết triệt để vấn đề quyền sử
Xây dựng các khu công nghiệp tập trung dành cho các SMEs. Giải pháp này đã được thực hiện thành công ởĐài Loan cũng như ở một số
nước khác. Nhà nước hỗ trợ các SMEs bằng cách xây dựng các khu
công nghiệp tập trung với điệu kiện cơ sở hạ tâng ở mức trung bình, rồi bán lại hoặc cho các SMEs thuê với giá rẻ theo phương thức trả
góp, đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Điều này cho phép Nhà nước tiết kiệm
được quỹ đất, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, tập trung xử lý rễ
dàng vấn đề ô nhiễm môi trường do các SMEs gây ra, tổ chức và quản lý các SMEs một cách có hiệu quả,...
Ở các nước khác, ví dụ như Mỹ, giải pháp này được gọi là mô hình "vườn
ươm" thường là để cung cấp cho những người mới khởi nghiệp mặt bằng để
thực hiện sản xuất kinh doanh và hỗ trợ các dịch vụ về tư vấn, quản lý, thông tin liên lạc... với giá rất rẻ, ngoài ra các doanh nghiệp trong “vườn ươm” còn
được hưởng ưu đãi về thuế. Nói tóm lại, đây là “tổ” nuôi dưỡng những doanh nghiệp mới ra đời. Khi đã đủ lớn họ, buộc phải rời khỏi tổđể tự lập.
2.2. Chính sách thuế
Chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất thông qua việc ưu đãi về thuế đã
được thể hiện đẩy đủ trong các luật như: Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị
gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụđặc biệt,...Trong những luật thuế này đều quy định miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp hoạt động ở các ngành nghề độc hại, các doanh nghiệp được hoạt động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo,....
Với nguyên tắc chính sách thuế phải đảm bảo tính thống nhất, đơn giản và
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Do đó, Nhà nước nên có biện pháp
loại trừ tình trạng bất bình đẳng về thuế giữa các doanh nghiệp. Chẳng hạn,
đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ phải nộp thuế lợi tức
từ 10-25% (điều 54 Nghị định 12/CP ngày 18/2/97) trong khi đó các doanh
nghiệp trong nước phải nộp thuế lợi tức từ 35-50%. Tuy nhiên đối với các SMEs mới thành lập, Chính phủ cũng cần có chính sách ưu đãi nhất định, trước mắt có thể giống với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Do đó, chính sách thuế của Chính phủ cần đổi mới theo hướng học tập kinh nghiệm của Đài Loan như: Ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập có thể từ 3 tới 5 năm tuỳ theo từng ngành nghề kinh doanh. Ưu đãi thuế
cho các doanh nghiệp ở các vùng nông thôn khuyến khích các SMEs đầu tư
mạnh vào các vùng này để giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong nông nghiệp. Cần có hình thức và mức độ ưu đãi thuế hợp lý cho các doanh nghiệp
Chương 3: Các giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan - 77 -
thu hút nhiều lao động nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy
mô, giải quyết vấn đề dư thừa lao động hiện nay.
2.3. Chính sách thị trường
Chính phủ cần có chính sách thị trường rõ ràng, nhất quán, để đảm bảo
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau được hoạt động
trên cùng một "sân chơi" với cùng một "luật chơi"như nhau, hạn chế độc quyền đặc quyền của các doanh nghiệp lớn.
Chính phủ cần thành lập các kênh thông tin nhằm giúp các SMES tìm
hiểu thị trường trong và ngoài nước các kênh thông tin này cần được quảng bá một cách rộng rãi để các SMEs có thể sử dụng vào mục đích tìm kiếm các đối
tác nước ngoài và các cơ hội kinh doanh mới (ở Đài Loan, Hội đồng phát
triển Ngoại thương Trung Hoa (CETRA) được thành lập để hình thành mạng
lưới thông tin thị trường quốc tế giúp cho các SMEs tìm kiếm cơ hội kinh doanh). Bởi vì các SMEs thường thiếu phương tiện, công nghệ nắm bắt thông tin nên rất khó tìm kiếm thị trường xuất khẩu, thường phải xuất khẩu qua các doanh nghiệp lớn.
Chính phủ cần tiếp tục có các chính sách nhằm trợ giúp các SMEs trực
tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu để các SMEs tiếp cận thị trường thế
giới, tích luỹ ngoại tệ mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời, cần tránh hiện tượng phân biệt đối xử của các phòng Thương mại Việt Nam ở nước
ngoài, như hiện nay, chi quan tâm giúp đỡ các doanh nghiệp lớn mà chưa
quan tâm đến các SMEs.
Xu thế hội nhập kinh tế thế giới đang phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng Chính phủ cũng cần có các chính sách bảo hộ hợp lý nhất
định nhằm tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các SMEs. Mặt khác cần xây
dựng các chính sách giúp các SMEs tham gia vào hoạt động mua sắm của
Chính phủ nhằm tạo cho các SMEs những cơ hội kinh doanh mới.