Tiêu chí xác định SMEs

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 60 - 62)

II. Thành tựu và kinh nghiệm phát triển SME Sở Đài Loan và định hướng phát triển

1.2.Tiêu chí xác định SMEs

1. Khái niệm và tiêu chí xác định SME sở Việt Nam

1.2.Tiêu chí xác định SMEs

Hiện nay, trong khi nhà nước chưa ban hành các tiêu chí chung để xác

định SMEs thì một số cơ quan nhà nước, một số tổ chức hỗ trợ các SMEs và một số dự án nghiên cứu về SMEs đã chủ động đưa ra các tiêu chí khác nhau xác định SMEs phục vụ công việc của mình.

- Quan đim ca Ngân hàng Công thương Vit Nam: Ngân hàng công

thương Việt Nam coi SMEs là các doanh nghiệp có dưới 500 lao động,

vốn cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ đồng.

Chương 3: Các giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam có liên hệ tới Đài Loan - 57 -

- Quan đim ca B Lao động Thương binh-Xã hi và B Tài Chính:

Theo thông tư số 21/LĐTT ngày 17/6/1993 của liên Bộ Lao động-Thương

binh và Xã hội và Bộ Tài Chính thì SMEs là các doanh nghiệp có: Lao

động thường xuyên dưới 100 người, doanh thu hàng năm dưới 10 tỷ đồng,

vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng.

- Quan đim ca d án VIE/US/95/004 h tr SMEs Vit Nam (Do Tổ

chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) tài trợ), cho

rằng: Doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có lao động từ 31 người

đến 200 người và vốn đăng ký dưới 5 tỷ VN đồng và doanh nghiệp nhỏ là

doanh nghiệp có lao động thường xuyên dưới 31 người và vốn đăng ký

dưới 1 tỷ VN đồng.

- Quan đim ca qu h tr SMEs: (thuộc chương trình Việt Nam-Liên

Minh Châu Âu) cho rằng, SMEs bao gồm các doanh nghiệp có số lao

động từ 10 đến 500 người và vốn điều lệ từ 600 triệu tới 3,6 tỷ VN đồng. - Quan đim ca Qu phát trin nông thôn (thuộc Ngân hàng Nhà Nước

ViệtNam) cho rằng: Các doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ là các doanh

nghiệp có giá trị tài sản không quá 2 triệu USD và lao động không quá

500 người.

- D án " Tư vn h tr phát trin SMES tnh Bc Giang" đã đưa ra khái

niệm về SMEs ở Việt Nam như sau: SMEs là các doanh nghiệp Nhà nước,

các Hợp tác xã, các công ty Cổ phần, các doanh nghiệp Tư nhân, các công

ty Trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất công nghiệp và dịch vụ công

nghiệp với số vốn tối đa là 100.000 USD và số lao động thường xuyên không lớn hơn 100 người.

- D án "Xây dng điu kin khung h tr phát trin SMEs"ca Hc vin Chính tr Quc gia H Chí Minh cho rằng: SMEs là những doanh nghiệp có vốn sản xuất dưới 5 tỷ đồng Việt Nam và có số lao động dưới 300 người (trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp) và có số vốn sản xuất dưới 3 tỷ VN đồng và số lao động dưới 200 người (trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ). Trong đó doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng và số lao

động dưới 50 người (trong công nghiệp) và có số vốn dưới 2 tỷ đồng, số

lao động dưới 30 người (trong thương mại, dịch vụ) được coi là các doanh nghiệp nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, hiện nay, mỗi tổ chức, mỗi dự án đều có một cách xác định

riêng cho mình về SMEs, do đó gây ra nhiều khó khăn cho bản thân các

SMEs và cho các tổ chức khi thực hiện các chính sách hỗ trợ SMEs. Ngày

lược và chính sách phát triển SMEs quy định tạm thời về các tiêu chí xác định SMEs trong giai đoạn hiện nay.

Theo công văn này, SMEs là các doanh nghiệp có số lao động thường

xuyên ít hơn 200 người và có số vốn điều lệ hơn 5 tỷ đồng Việt Nam. Đây chính là bước đi đầu tiên của Chính phủ trong việc xây dựng một cơ sở pháp lý chính thức cho việc phát triển các SMEs ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” (Trang 60 - 62)