Giai đoạn từ 1-7-1996 đến nay

Một phần của tài liệu thực trạng giải quyết những tranh chấp về tính hợp pháp của di chúc và hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về tính hợp pháp của di chúc (Trang 25 - 29)

Với đờng lối chính trị, kinh tế đúng đắn đợc Đảng và Nhà nớc ta thể hiện trong Hiến pháp năm 1992, tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều thay đổi trên mọi bình diện. Vì vậy, trong đời

sống dân sự cũng phát sinh nhiều vấn đề mà pháp luật cha kịp điều chỉnh hoặc điều chỉnh cha đầy đủ. Các văn bản pháp luật dới nhiều hình thức nh: Nghị định, Pháp lệnh, Thông t, Nghị quyết... cha đủ bao quát để điều chỉnh một cách rộng khắp các quan hệ dân sự nói chung và vấn đề các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng.

Chính từ thực tiễn đòi hỏi, ngày 28-10-1995, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Bộ luật dân sự đầu tiên của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi là Bộ luật dân sự năm 1995).

Bộ luật dân sự năm 1995 tơng đối đồ sộ với 7 phần, 838 điều. Trong mỗi phần đợc chia làm nhiều chơng, mục. Bộ luật có hiệu lực kể từ ngày 1-7-1996 (riêng những quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 về chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực áp dụng kể từ ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực 15- 10-1993).

Bộ luật dân sự năm 1995 là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lu dân sự, tạo môi trờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc. Bộ luật góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tơng thân, tơng ái trong nhân dân.

Bộ luật đã dành hẳn Phần thứ t và Chơng VI Phần thứ năm để quy định về thừa kế với tổng số 63 điều luật (nếu tính cả 9 điều thuộc chơng những quy định chung về chuyển quyền sử dụng đất mà thừa kế quyền sử dụng đất phải áp dụng thì tổng số lên đến 72 điều).

Bộ luật đã đa ra những khái niệm về thời điểm, địa điểm mở thừa kế, ngời thừa kế, ngời quản lý di sản, di chúc… Đặc biệt, Bộ luật có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của ngời quản lý di sản, ngời thừa kế, việc từ chối nhận di sản, về những ngời không đợc hởng di sản…

thứ 7, Quốc hội khóa XI, từ ngày 5-5-2005 đến ngày 14-6-2005 Quốc hội nớc ta đã thông qua Bộ luật dân sự năm 2005. Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2006.

Với 7 phần, 777 điều, Bộ luật dân sự năm 2005 không "đồ sộ" đợc nh Bộ luật dân sự năm 1995, nhng những quy định về thừa kế có nhiều tiến bộ hơn Bộ luật dân sự năm 1995, đặc biệt về thừa kế quyền sử dụng đất. Về các điều kiện có hiệu lực của di chúc thì những quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 về cơ bản vẫn đợc Bộ luật dân sự năm 2005 giữ lại và có sự phát triển.

Kết luận chơng 1

Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế đợc pháp luật quy định. Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển di sản của một ngời đã chết cho ngời khác theo sự định đoạt ý chí của ngời để lại di sản khi còn sống. Trong những trờng hợp cụ thể, quyền định đoạt của ngời lập di chúc đợc pháp luật thừa nhận toàn bộ, nhng trong một số trờng hợp khác thì quyền tự định đoạt của ngời lập di chúc lại bị hạn chế. Di chúc là giao dịch dân sự một bên, do vậy di chúc cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

Theo tiến trình phát triển của pháp luật thừa kế, các điều kiện có hiệu lực của di chúc trong mỗi thời kỳ cũng đợc quy định khác nhau. Nhng nhìn chung, pháp luật của Nhà nớc ta luôn nhằm bảo vệ những quyền dân sự hợp pháp của cá nhân, trong đó có quyền lập di chúc và quyền này ngày càng đợc pháp luật quy định cụ thể hơn.

Với sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 1995, các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng và pháp luật về thừa kế nói chung đã đợc quy định một cách hệ thống. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Bộ luật dân sự năm 1995 đã phát sinh những hạn chế nhất định, đòi hỏi phải có sự khắc phục kịp thời. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI, từ ngày 5-5-2005 đến ngày 14-6-2005, Quốc hội nớc ta đã thông qua Bộ luật dân sự năm 2005. Bộ luật dân

sự năm 2005 đã có những tiến bộ hơn so với Bộ luật dân sự năm 1995 trong việc quy định về thừa kế nói chung và các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng.

Chơng 2

Các điều kiện có hiệu lực của di chúc

Một phần của tài liệu thực trạng giải quyết những tranh chấp về tính hợp pháp của di chúc và hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về tính hợp pháp của di chúc (Trang 25 - 29)