Di chúc bằng văn bản

Một phần của tài liệu thực trạng giải quyết những tranh chấp về tính hợp pháp của di chúc và hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về tính hợp pháp của di chúc (Trang 62 - 66)

- Quan điểm thứ hai cho rằng, những ngời thừa kế theo pháp luật không

2.4.1Di chúc bằng văn bản

Điều 653 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về di chúc bằng văn bản, bao gồm bốn loại:

1- Di chúc bằng văn bản không có ngời làm chứng; 2- Di chúc bằng văn bản có ngời làm chứng;

3- Di chúc bằng văn bản có công chứng; 4- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Mỗi loại di chúc bằng văn bản đều có những đặc điểm riêng biệt, nhng cũng có những điểm chung:

Thứ nhất, tất cả các di chúc bằng văn bản đều không đợc viết tắt hoặc

viết bằng ký hiệu. Đây là một yêu cầu đặt ra đối với các di chúc bằng văn bản. Di chúc phải đợc viết rõ ràng, không đợc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đối với tất cả các chữ để tránh cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự tranh cãi giữa những ngời thừa kế.

Vậy một vấn đề đặt ra là: Nếu di chúc đợc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì di chúc đó có giá trị hay không? Vì sao?

Để giải quyết vấn đề này, cho đến nay các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền cũng cha có hớng dẫn. Trong khoa học pháp lý cũng có những quan điểm khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất: Pháp luật đã quy định di chúc không đợc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nên bất cứ di chúc nào viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đều bị coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và do vậy, di chúc đó không phát sinh hiệu lực pháp luật.

- Quan điểm thứ hai: Mặc dù di chúc có viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nhng nếu đa số những ngời thừa kế của ngời lập di chúc cùng hiểu theo một nghĩa đối với những chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đó thì không ảnh hởng gì đến hiệu lực của di chúc.

- Quan điểm thứ ba: Toàn bộ những ngời thừa kế hiểu cùng một nghĩa đối với những từ viết tắt, viết bằng ký hiệu thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Trong trờng hợp chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu chỉ liên quan đến nội dung của một phần di chúc (di chúc có nhiều phần) mà chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu không đợc toàn bộ những ngời thừa kế hiểu cùng một nghĩa thì phần di chúc đó không có hiệu lực pháp luật; các phần khác của di chúc vẫn có hiệu lực pháp luật. Trờng hợp chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đợc các thừa kế hiểu khác nhau, làm ảnh hởng đến toàn bộ nội dung di chúc thì di chúc này không phát sinh hiệu lực pháp luật.

Chúng tôi cho rằng, cả ba quan điểm trên đều có những cơ sở lý luận nhất định. Tuy nhiên, để hiểu đúng vấn đề này, cần phải xem xét nó trong tổng thể các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc.

Đối với quan điểm thứ nhất chỉ dựa vào lời văn của khoản 2 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 2 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005): "Di chúc không đợc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu" để cho rằng di chúc không có hiệu lực pháp luật nếu viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, là cũng cha thỏa đáng, cha xem xét đến Điều 670 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 667 Bộ luật dân sự năm 2005) về hiệu lực pháp luật của di chúc. Theo quy định của Điều 670 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 667 Bộ luật dân sự năm 2005) thì trong các trờng hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần không quy định trờng hợp di chúc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu.

Đối với quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ cần đa số những ngời thừa kế của ngời lập di chúc cùng hiểu theo một nghĩa đối với những chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì di chúc vẫn phát sinh hiệu lực. Chúng tôi cho rằng, quan điểm này cũng không đúng, bởi vì: Đối với những từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì việc hiểu đúng ý chí của ngời lập di chúc là một việc khó khăn. Hơn nữa, di chúc lại liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của toàn thể các thừa kế. Di chúc có thể định đoạt tài sản cho tất cả những ngời thừa kế theo pháp luật, nhng cũng có những di chúc chỉ định đoạt cho một trong số những ngời thừa kế theo pháp luật. Vì vậy, không phải tất cả những ngời thừa kế đều công nhận di chúc ngay cả khi di chúc đợc lập theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu đa số những ngời thừa kế cố tình hiểu sai về chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đợc ghi nhận trong di chúc nhằm mục đích đợc hởng di sản mà đợc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền công nhận thì không thỏa đáng. Mặt khác, nếu theo quan điểm này là cha xem xét đến việc "không đợc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu" trong di chúc theo khoản 2 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 2 Điều 653 Bộ luật

Quan điểm thứ ba yêu cầu toàn bộ những ngời thừa kế phải hiểu cùng một nghĩa đối với những từ mà di chúc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu là có căn cứ, bởi vì: Di chúc liên quan đến quyền lợi của tất cả những ngời thừa kế. Trong trờng hợp di chúc chỉ định đoạt tài sản cho một hoặc một vài ngời thừa kế theo pháp luật, mà toàn thể những ngời thừa kế (trong đó bao gồm cả ngời đợc thừa kế theo di chúc) thỏa thuận phân chia di sản khác với ý chí đợc thể hiện trong di chúc thì việc thỏa thuận đó vẫn không trái với quy định của pháp luật. Vì vậy, việc toàn bộ những ngời thừa kế hiểu cùng một nghĩa đối với những từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu trong di chúc đơng nhiên phải đợc pháp luật công nhận.

Trong trờng hợp di chúc có nhiều phần khác nhau mà chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu chỉ ảnh hởng đến nội dung của một phần di chúc, mà các thừa kế có cách hiểu khác nhau đối với những từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì phần có chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu không có hiệu lực pháp luật, nhng những phần khác của di chúc vẫn phát sinh hiệu lực pháp luật.

Chúng tôi cho rằng, cách hiểu thứ ba là có căn cứ, phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để việc áp dụng pháp luật đợc thống nhất, cần phải có sự hớng dẫn của các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền.

Thứ hai, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải đợc đánh số

thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của ngời lập di chúc. Đây cũng không phải là đặc điểm riêng biệt của di chúc mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại văn bản có nhiều trang. Việc đánh thứ tự số trang (nếu di chúc bao gồm nhiều trang) sẽ không gây nhầm lẫn giữa các trang, tránh sự tranh cãi không đáng có giữa những ngời thừa kế. Bên cạnh đó, việc quy định ngời lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào từng trang của di chúc để đề phòng ngời khác giả mạo hoặc thay thế từng trang của di chúc.

Vậy một vấn đề cũng cần đợc đặt ra là: Nếu nh di chúc có nhiều trang, nhng từng trang của di chúc không đợc đánh số thứ tự, không có chữ ký hoặc điểm chỉ của ngời lập di chúc thì di chúc đó có phát sinh hiệu lực hay không?

Đây cũng là vấn đề khó khăn trong thực tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc của Tòa án. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, chỉ trong trờng hợp đợc toàn thể các thừa kế thừa nhận di chúc thì di chúc mới phát sinh hiệu lực; còn nếu còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan nhà nớc có thẩm quyền phải căn cứ vào kết quả giám định hoặc các chứng cứ khác của vụ án để kết luận có đúng là di chúc của ngời để lại di sản hay không.

Trong thực tế thì đối với di chúc đợc lập tại công chứng nhà nớc, di chúc có chứng thực thì những tranh chấp này thờng không xảy ra, bởi vì di chúc đều đã đợc đóng dấu giáp lai.

Thứ ba, tất cả các di chúc đều phải đáp ứng các yêu cầu về chủ thể lập

di chúc, nội dung của di chúc… nh đã phân tích ở phần trên.

Một phần của tài liệu thực trạng giải quyết những tranh chấp về tính hợp pháp của di chúc và hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về tính hợp pháp của di chúc (Trang 62 - 66)