Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên xã hội

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 28 - 29)

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.1.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên xã hội

* Thuận lợi: Qua việc xem xét tình hình về điều kiện tự nhiên xã hội của xã Thuỷ Biều, ta có thể thấy những thuận lợi của địa phương này như sau:

+ Xã Thuỷ Biều có vị trí địa lý thuận lợi, chỉ cách trung tâm thành phố Huế 6km, có trục lộ chính nối liền 2 nơi. Đây là một điều kiên tốt để phát triển sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh, mở ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Thuỷ Biều chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có nền nhiệt độ cao và có diện tích đất phù sa lớn (325ha), hằng năm còn được sông Hương bồi đắp thêm. Đây là những điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là loại cây khó tính như đặc sản bưởi Thanh trà.

+ Trong xã có số hộ sản xuất cây ăn quả rất lớn 799/1875 hộ. Điều này cho thấy bề dày phát triển cây ăn quả của xã. Người dân có kinh nghiệm và có thể học hỏi kỹ thuật sản xuất các loại Thanh trà có năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho thị trường.

+ Người dân nơi đây ý thức được giá trị kinh tế cao của cây Thanh trà nên tích cực đầu tư sản xuất.

+ Xã có khả năng mở rộng diện tích đất canh tác trên phần đất chưa sử dụng hoặc quy hoạch lại vùng sản xuất lớn.

+ Người dân được hỗ trợ của chính quyền và hợp tác xã trong việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất Thanh trà. Đồng thời quảng bá thương hiệu Thanh trà Huế, mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Trong xã có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh tạo điều kiện để phát triển hình thức kết hợp sản xuất cây ăn quả với du lịch sinh thái.

* Khó khăn:

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi như trên thì Thuỷ Biều cũng còn gặp một số khó khăn sau:

+ Lượng mưa phân bố theo mùa và không đồng đều giữa các tháng trong năm gây ra nhiều bất lợi cho sản xuất cây ăn quả. Đặc biệt vào mùa hè lượng mưa

mà đây lại là giai đoạn cây ăn quả phát triển mạnh nên gây nhiều bất lợi đối với người sản xuất.

+ Vì xã nằm ven sông Hương nên chịu ảnh hưởng nặng nề của các trận lũ lụt. Ngâm nước lâu ngày sẽ không tốt cho sự phát triển của cây trồng, lượng phù sa quá dày làm ảnh hưởng tới hoạt động rễ cây, phát sinh nhiều nấm bệnh.

+ Tuy người dân có kinh nghiệm nhưng kỹ thuật trồng Thanh trà chưa cao, còn bảo thủ và sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu. Do đó rất chậm đổi mới kỹ thuật sản xuất dẫn đến năng suất và chất lượng Thanh trà chưa cao.

+ Đất xây dựng cơ bản ngày càng lấn sâu vào đất nông nhiệp. mặt khác, hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo cho vườn cây ăn quả. Do vậy mà sự phát triển của cây ăn quả và cây Thanh trà chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w