4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
2.3.3. Thực trạng về công tác giống Thanh trà của các hộ điều tra ở xã Thủy Biều
Những giống cây ăn quả đã trồng ở Thủy Biều, hầu hết là những giống địa phương, nhân dân tự nhân giống, chủ yếu bằng phương pháp tự chiết cành hoặc gieo hạt, nhìn chung việc phát triển cây ăn quả ở địa phương còn ở mức thấp nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác giống chưa được người dân quan tâm. Trường hợp cụ thể ở Thủy Biều, giống đóng vai trò tiên quyết trong việc nâng cao năng suất, phẩm chất quả Thanh trà nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mực.
Qua quá trình điều tra tại địa phương tôi được biết, hầu hết người dân ở đây đều sử dụng tự chiết, tự ghép từ những cây Thanh trà mẹ đã có sẵn trong vườn. Chủ yếu là nhân giống không đúng kỹ thuật nên dẫn đến thoái hóa giống, sức sống của cây bị giảm, chất lượng quả không cao. Vì vậy, thiết ghĩ nếu họ biết cách nhân giống thì sẽ tạo ra được giống Thanh trà tốt, cho năng suất cao, mà đặc biệt là vẫn có thể bảo tồn được nguồn gen quý.
Mặt khác, do đặc thù của cây Thanh trà là rễ mọc lan gần mặt đất nên cây yếu, dễ sâu bệnh hơn, trong khi đó bưởi miền Nam thì rễ mọc cắm sâu vào lòng đất. Vì vậy nhiều nông dân ở Thủy Biều đã ghép Thanh trà vào gốc bưởi với hi vọng cây sống khỏe hơn, chống chịu tốt hơn. Và kết quả đúng như thế, nhưng chất lượng quả Thanh trà có phần đi xuống, khi trái dù to nhưng vỏ dày, múi mọng nước, lại bị nhiều hạt và không còn thơm như Thanh trà thuần chủng. Một phần lớn là do sự lai ghép này mà quả Thanh trà đang dần mất đi những hương vị truyền thống của nó. Hiện nay chỉ có một số ít nông dân còn giữ được những cây Thanh trà chính gốc. Một cuộc điều tra gần đây của ông Huỳnh Huy Tuệ, chủ nhiệm dự án giáo dục môi trường của BAJ (Nhật Bản) thì hiện nay chỉ còn hơn 50 cây Thanh trà đúng nghĩa trên đất Thủy Biều- vốn là quê hương của loại cây đặc sản cố đô này. (www.xomxanh.com ).
Do vậy mà vai trò của các nhà khoa học trong việc bảo tồn nguồn gen đặc sản quý hiếm này là rất quan trọng. Muốn bà con nông dân tiếp tục trồng những cây Thanh trà thuần chủng để cho ra đời những quả Thanh trà thơm ngon, đậm đà
khắc phục nhược điểm của cây Thanh trà thuần chủng mà vẫn giữ được những nét đặc trưng vốn có của nó. Các nhà khoa học cần phải về tận nơi để nghiên cứu thực nghiệm, tạo ra những loại thuốc BVTV đặc hiệu có thể phòng chống các loại sâu bệnh trên cây Thanh trà, hoặc có thể nhân ra những cây giống Thanh trà chính gốc có chất lượng tốt, có sức sống mạnh mẽ, có thể kháng được sâu bệnh mà vẫn có thể giữ được nguyên vẹn nguồn gen của nó, đồng thời cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Mặc dù hiện nay đã có dự án bảo tồn gen cây đặc sản Thanh trà, nhưng dự án này cũng chỉ mới dừng lại ở việc quy hoạch vùng bảo tồn gen cây đặc sản Thanh trà chứ các nhà khoa học chưa vào cuộc để đi sâu vào nghiên cứu để có thể bảo tồn nguồn gen này một cách bền vững.
Như đã nói ở trên, ở Thủy Biều đã tuyển chọn được 4 cây Thanh trà đầu dòng năng suất cao, chất lượng tốt để nhân giống và bảo tồn nguồn gen quý này. Đây là một thuận lợi khó có nơi nào có được nhưng hiện vẫn chưa có biện pháp hoặc chính sách để bảo tồn.