Đánh giá thực tế sản xuất Thanh trà của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 43 - 44)

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.3.6. Đánh giá thực tế sản xuất Thanh trà của các hộ điều tra

Cây Thanh trà là loại cây ăn quả được trồng từ lâu đời ở Huế, với những hương vị đặc sản, nó đã khẳng định được vị thế của mình trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thanh trà đã đem lại nguồn thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Cây Thanh trà dã trở thành cây ăn quả mũi nhọn cần được bảo tồn và phát triển trên đất cố đô này, đặc biệt là trên đất xã Thủy Biều. Tuy nhiên, qua quá trình điều tra nghiên cứu tôi nhận thấy việc sản xuất Thanh trà của các hộ điều tra nói riêng và của nông dân xã Thủy Biều nói chung đang xảy ra một thực trạng đáng quan tâm sau:

- Đa số vườn trồng Thanh trà đều là vườn tạp, do quan niệm của người dân là khai thác tổng hợp nhiều loại cây trồng nên năng suất trồng Thanh trà chưa cao, còn ở dạng tiềm năng.

- Người dân chủ yếu là tự sản xuất giống cho vườn cây của mình, dưới hình thức tự chiết hoặc tự ghép, họ không được quản lý kiểm tra chặt chẻ, thường tận dụng những cành dưới thấp không đủ tiêu chuẩn, có khi còn có cả cành bị sâu bệnh nữa nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cũng như năng suất, phẩm chất quả. Vì thế mà người dân cho rằng Thanh trà thuần chủng khó trồng nên đã trồng cây Thanh trà ghép.

việc sản xuất Thanh trà tràn lan, chạy theo lợi nhuận của người dân đã khiến cho quả Thanh trà dần mất đi hương vị đặc sản của nó. Qua nhiều lần nhân giống không đúng kỹ thuật, không quan tâm đến việc bảo tồn gen nên hiện nay trên đất Huế nói chung và trên đất Thủy Biều nói riêng chỉ còn lại rất ít cây Thanh trà thuần chủng, truyền thống theo đúng nghĩa.

- Những cây Thanh trà được lai ghép thì cho quả nhiều, to, năng suất cao nhưng phẩm chất quả thì không còn là Thanh trà đặc sản thuần chủng nữa. Mà sau khi lai ghép quả Thanh trà sẽ không còn vị ngọt thanh, hương thơm thuần khiết như xưa nữa. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao những người nông dân lại phải lai ghép Thanh trà với bưởi khiến giống quả thơm ngon đang dần biến mất? Cái gốc của câu chuyên cũng là do chuyện thu nhập của nông dân. Cây Thanh trà lai bưởi khỏe, kháng bệnh tốt lại cho nhiều quả nên cho thu nhập cao. Muốn người nông dân thay đổi thì phải tìm cách giúp họ có thu nhập ổn định bằng những cây Thanh trà chính gốc. Vì vậy thiết nghĩ, muốn giữ được nguồn gen cây đặc sản nay cho thế hệ tương lai thì chính quyền địa phương cần phải can thiệp vào sâu hơn nữa trong việc sản xuất Thanh trà, bên cạnh đó đòi hỏi bà con nông dân cần phải có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn nguồn gen đặc sản truyền thống .

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w