4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THANH TRÀ
ĐỊA BÀN XÃ
Như đã phân tích ở trên, Thuỷ Biều là xã có vị trí địa lý, điều kiên tự nhiên, xã hội phù hợp để phát triển cây ăn quả theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cây ăn quả được trồng chủ yếu trong vườn nhà và vườn nhà là một trong những tiêu biểu cho nét văn hoá Huế (bao gồm: vườn nhà, vườn nhà thờ họ, vườn đình, vườn chùa....gọi chung là vườn nhà). Vườn được cấu trúc rất hài hoà với ngôi nhà và cây ăn quả là một thành phần không thể thiếu được trong hệ sinh thái vườn nhà Huế. Ở Thuỷ Biều cũng có nhiều vườn nhà đẹp có thể tôn tạo để phục vụ du lịch.
Ở Thuỷ Biều, vườn nhà được hình thành và phát triển từ lâu đời, có nhiều vườn được hình thành trên 50 năm (như vườn của ông Võ Bá Trăng- thôn Trung Thượng(60 năm), vườn ông Hoàng Trọng Bưởi- thôn Đông Phước 2 (65 năm) ). Trong đó diện tích trồng thuần Thanh trà của toàn xã là 96,37 ha, chiếm 61% trong cơ cấu cây ăn quả. Điều này chứng tỏ Thanh trà là cây ăn quả chủ lực ở Thuỷ Biều. Diện tích 35,15 có trồng Thanh trà nhưng không thuần, trồng xen nhiều loại cây trồng khác. Vườn trồng Thanh trà tập trung ở 3 thôn Trung Thượng, Đông Phước 1, Lương Quán. Nhưng diện tích vườn Thanh trà thuần nhiều nhất là ở Lương Quán.
Bưởi Thanh trà là một loại cây ăn quả đặc sản của Thừa Thiên Huế, có lợi thế cạnh tranh rất cao và đã được trồng ở đây từ lâu đời. Hiện nay có cây đã đạt đến
độ tuổi 30- 40. Theo thống kê, hiện nay toàn xã có khoảng trên 20.000 cây bưởi Thanh trà, có trên 60% số cây đã cho quả và có 4 cây Thanh trà đầu dòng đã được chọn lọc nhưng hiện vẫn chưa có chính sách hay kế hoạch bảo tồn cây đầu dòng và những cây đầu dòng đã tuyển chọn vẫn chưa được đăng ký chứng nhận. Mặc dù vậy những cây này vẫn là nguồn giống tốt đang được nhân rộng để phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên, năng suất Thanh trà không đồng đều giữa các thôn, giữa các vườn, thậm chí không đồng đều gữa các cây trong cùng một vườn và chất lượng quả cũng không đồng đều gữa các cây Thanh trà. Thanh trà cũng là cây rất “khó tính”, rất kén đất, dễ bị nhiễm sâu bệnh. Vì vậy công tác giống và bảo vệ thực vật đối với Thanh trà là vấn đề đáng quan tâm để phát triển Thanh trà Huế một cách bền vững. Tuy Thủy Biều là vùng đất của Thanh trà nhưng hiện nay trên đất Thủy Biều còn lại rất ít cây Thanh trà thuần chủng vì chủ yếu mọi người đang trồng cây Thanh trà được ghép giống trên gốc bưởi. Vì thế nên chất lượng quả Thanh trà đang có phần đi xuống. Để thấy rõ hơn tình hình phát triển sản xuất Thanh trà trên địa bàn xã ta đi vào phân tích bảng 6:
Qua bảng 6 ta thấy, diện tích Thanh trà cho thu hoạch có xu hướng tăng lên qua các năm. Có được kết quả này là do địa phương triển khai thực hiện nhiều chương trình dự án khôi phục và phát triển cây Thanh trà.
Năng suất bình quân của Thanh trà trong xã biến động không ổn định. Năm 2008 giảm hơn so với 2007 là 2 trđ/ha (giảm 2,445), tuy nhiên năm 2009 thì năng suất lại tăng 8 trđ/ha (tăng 10%) so với 2008, điều này được lý giải là do năm 2009 Thanh trà Huế đã đăng ký thương hiệu và các dịch vụ quảng bá Thanh trà phát triển hơn nên giá bán của Thanh trà cao hơn.
Bảng 6: Diện tích, năng suất, giá trị tổng sản lượng thanh trà ở xã Thủy Biều qua 3 năm 2007- 2009
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
So sánh
2008/2007 2008/2009 (+/-) (%) (+/-) (%)
Diện tích Thanh trà
cho thu hoạch(ha) 71 71 97 0 0 26 36,62
Năng suất bình
quân(Trđ/ha) 82 80 88 -2 -2,44 8 10
Sản lượng (tấn) 700 840 776 140 20 -64 -7,62
Tổng giá trị(Trđ) 5822 5680 8536 -142 -2,44 2856 50,28
(Nguồn: HTX sản xuất nông nhiệp Thủy Biều)
Mặc dù diện tích Thanh trà cho thu hoạch trong xã tăng nhưng tổng sản lượng Thanh trà của xã không tăng. Năm 2008 tăng lên so với 2007 là 140 tấn (tăng 20%), tuy nhiên tổng giá trị sản lượng năm 2008 giảm 142 trđ (2,44%) so với năm 2007, điều này là do năm 2008 thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh nhiều nên chất lượng quả Thanh trà kém nên bán với giá thấp. Mặc dù,sản lượng Thanh trà năm 2009 giảm 64 tấn (7,62%) so với năm 2008 nhưng tổng giá trị năm 2009 lại tăng lên nhiều so với năm 2008 là do giá bán của Thanh trà 2009 cao hơn năm 2008.
Nhìn chung, người dân ở đây đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất cây Thanh trà với sự hỗ trợ về nhiều mặt của chính quyền địa phương. Hoạt động sản xuất Thanh trà ở xã Thủy Biều ngày càng thuận lợi về thị trường tiêu thụ vì Thanh trà Huế đã có thương hiệu và Thanh trà Thủy Biều đã được đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ Hà Nội.