Tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 59 - 63)

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.5.2.Tình hình tiêu thụ

Các nông hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và các hộ sản xuất Thanh trà nói riêng, ngoài sự quan tâm về sản lượng hoặc năng suất của cây thì các hộ còn quan tâm đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm, vì vậy tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm cũng là yếu tố quyết định đến kết quả của quá trình sản xuất. Đầu ra có ổn định thì các hộ mới có thể yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất.

Theo như điều tra thì ở Thủy Biều, thị trường tiêu thụ Thanh trà đã được đông đảo bà con quan tâm, họ tìm hiểu thông tin thị trường qua các chợ, qua báo chí, internet...Tuy thế nhưng giá bán của một số hộ so với giá thị trường là quá thấp do họ không có lao động và phương tiện thu hoạch cũng như đưa đi bán nên bị người thu gom ép giá. Đại đa số người dân đều nắm được những yếu tố cần thiết như: thời điểm bán, nơi bán và khách hàng mua. Những yếu tố này có tác động trực tiếp đến giá bán và kết quả đạt được. Đối với cây Thanh trà ở Thủy Biều thường chín muộn hơn so với Thanh trà của các vùng khác. Do vậy Thanh trà đầu mùa ở đây (vào cuối tháng 7 dương lịch) thường bán với giá thấp nhất, khoảng từ 1500- 4000 đồng/ quả. Nhưng vào thời điểm giữa mùa (tháng 8 dương lịch) thì Thanh trà ở những nơi khác đã bắt đầu hết mùa, lượng Thanh trà trên thị trường ít dần do đó giá bán cũng tăng lên trung bình từ 4000 – 6000 đồng /quả. Đến cuối mùa, khoảng đầu tháng 9 dương lịch là thời điểm giá bán Thanh trà cao nhất, trung bình khoảng 6000- 10000 đồng /quả, nhiều người nhờ công nghệ quảng bá cùng với dịch vụ cung cấp Thanh trà theo yêu cầu của khách hàng nên đã bán được Thanh trà với giá từ 20.000- 25.000 đồng /quả.

Để hiểu rõ hơn về thị trường tiêu thụ của các hộ điều tra, ta xem xét bảng 19 sau:

Các hộ điều nhận định rằng bán tại chợ sẽ được giá cao hơn bán tại vườn, tuy nhiên qua điều tra như ở bảng trên thì có 78,56% số hộ được điều tra bán Thanh trà tại vườn. Phần lớn các hộ đều bán tại vườn vì trong gia đình không đủ nhân lực

để có thể đưa quả Thanh trà đi bán ở chợ, mặc dù nếu bán ở chợ sẽ thu được giá cao hơn 1.500 đồng.

Khách hàng chính của Thanh trà Thủy Biều bao gồm: người thu gom, khách du lịch đến Huế tham quan, người bán buôn, khách quen mua lẻ và Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Biều. Trong đó khách hàng lớn nhất là người thu gom, chiếm 60%, nhưng lại trả với giá thấp nhất 3.500 đồng /quả. Đứng thứ hai là người bán buôn mua với giá 4.000 đồng /quả, chiếm tỷ lệ 15,33%.

Bảng 19: Thị trường tiêu thụ Thanh trà của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Cơ cấu

%

Giá bán bình quân quả (đồng)

1. Địa điểm bán

- Tại vườn 78,56 4.500

- Tại chợ 21,44 6.000

2. Đối tượng mua

- Người thu gom 60,00 3.500

- khách du lịch 11,97 20.000 - Người bán buôn 15,33 4.000 - khách quen mua lẻ 6,00 14.000 - Hợp tác xã 6,70 8.000 3. Hình thức bán - Bán lẻ 30,39 6.500 - Cả vườn 69,61 4.000

( Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2009)

Tiếp đến là khách du lịch, Huế là thành phố du lịch nên hàng năm lượng khách du lịch trong nước và nước và nước ngoài đến đây là rất đông, đây là lợi thế cho các ngành sản xuất đặc sản ở nơi đây, vì thế lượng Thanh trà bán cho khách du lịch chiếm một tỷ lệ khá cao 11,97% với giá bán bình quân cao nhất 20.000 đồng /quả, những hộ bán Thanh trà cho nhóm khách hàng này là những hộ đã khẳng định được uy tín chất lượng sản phẩm của mình đối với khách, thường là những quả Thanh trà chính hiệu thơm ngon thuần khiết (điển hình là ông Võ Đăng Thạnh và ông Hồ Xuân Đài). Tiếp đến là bán cho HTX chiếm 6,7% (với giá bình quân là 8.000 đồng/quả), tuy không tốn nhiều chi phí vận chuyển đi bán mà trái Thanh trà vẫn bán được với giá tương đối cao nhưng lại phải trồng Thanh trà theo đúng quy

cho thương hiệu. Cuối cùng là những khách quen mua lẻ để làm quà biếu người thân hoặc để dùng trong gia đình, thường là bán những quả Thanh trà thuần chủng vì nhóm khách hàng này họ có thể thử và chọn quả trên những cây có quả ngon nhất, với giá bình quân là 14.000 đồng /quả, tuy rằng giá cao hơn ở chợ nhiều nhưng họ vẫn mua vì họ biết chắc chắn về chất lượng quả.

Các hộ thường bán với hình thức bán cả vườn, chiếm 69,61% số hộ được điều tra, với giá bán bình quân là 4000 đồng /quả. Sở dĩ bán cả vườn sẽ được giá thấp hơn nhiều so với bán lẻ nhưng các hộ vẫn bán vì các cây Thanh trà là cây lâu năm nên các hộ cần một lượng vốn lớn để đầu tư mà hầu hết người dân không đủ vốn để đầu tư nên phải đi vay và sau này sản phẩm họ làm ra thường phải bán cho nơi vay để trừ nợ hoặc là phải bán một lần để thu về một khoản tiền lớn mà đi trả nợ, đây là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng ép giá. Vì vậy người dân rất mong chính quyền địa phương cũng như hội phụ nữ và các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho họ vay vốn phục vụ sản xuất nhằm tránh hiện tượng vay nóng từ các người khác để họ chủ động hơn trong sản xuất.

Việc tiêu thụ sản phẩm Thanh trà được thực hiện thông qua kênh phân phối, đây là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất giúp cho sản phẩm thực hiện giá trị của nó. Kênh phân phối sản phẩm Thanh trà ở Thủy Biều được khái quát như ở sơ đồ 1 sau:

Gồm có 4 kênh chính:

- Người sản xuất – Người bán buôn – Người bán lẻ :(chiếm 15,33%) Kênh này thì người trồng Thanh trà sẽ trực tiếp hái, phân loại quả Thanh trà rồi vân chuyển đi bán cho người bán buôn, sau đó người bán buôn sẽ bán lại cho những người bán lẻ. Theo kênh này thì người bán buôn mua của người sản xuất với giá bình quân 4000đ/quả, trong khi đó giá cuối cùng đến tay người tiêu dùng là bình quân 9000đ/quả, như vậy chênh lệch giá trong kênh này rất cao (P= 5000đ/quả, cao hơn giá mà người sản xuất bán ra). Ta thấy qua kênh này, chi phí trung gian ở khâu tiêu thụ là rất lớn.

- Người sản xuất – Người tiêu dùng : (chiếm 17,97%) Trong kênh này thì người sản xuất bán quả Thanh trà trực tiếp cho người tiêu dùng, gồm có khách du

lịch hoặc khách quen mua lẻ, thường bán được với giá cao nhất vì đã bỏ bớt được các khâu trung gian.

- Người sản xuất – Hợp tác xã – Người tiêu dùng : (chiếm 6,7%) Kênh này thường dành cho các hộ trồng theo đúng quy trình kỹ thuật đề ra. Người sản xuất bán Thanh trà đúng tiêu chuẩn chất lượng cho HTX, sau đó HTX sẽ dán tem và bán cho người tiêu dùng ở nhiều nơi. Mặc dù thương hiệu Thanh trà Huế nói chung và thương hiệu Thanh trà Thủy Biều nói riêng đã được đăng ký vá được Cục sở hữu trí tuệ công nhận nhưng vẫn chưa phát huy được so với tiềm năng, HTX Thủy Biều đã xây dựng được một số cử hàng ở các nơi khác như Hà Nội, Đà Nẵng...nhưng các cửa hàng này vẫn hoạt động chưa mạnh và số lượng khách đặt hàng vẫn chưa nhiều, thời gian tới HTX đang cố gắng phấn đấu đạt các tiêu chuẩn để có thể đưa sản phẩm Thanh trà Thủy Biều vào bán trong hệ thống các siêu thị để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Theo kênh này thì có thị trường tiêu thụ rộng và giá mà người sản xuất nhận được cũng tương đối cao (bình quân 8000đ/quả), giá đến người tiêu dùng bình quân 15000đ/quả, P= 7000đ/quả.

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ Thanh trà ở Thủy Biều

15,33% 17,97% 6,7% 60% Người tiêu dùng Người bán lẻ Người bán buôn Người sản xuất Người Người Hợp tác xã Người

-Người sản xuất – Người thu gom – Người bán buôn – Người bán lẻ - Người tiêu dùng: ở Thủy Biều chủ yếu sử dụng kênh này (chiếm 60%). Người thu gom sẽ đến tận vườn đếm và ước tính lượng quả trên cây rồi trả giá bình quân quả cho cả cây Thanh trà, sau đó thuê người hái và vận chuyển quả về chợ bán lại cho người bản buôn, người bán buôn bán lại cho người bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng. Theo kênh này thì người sản xuất sẽ bán được với giá thấp hơn các kênh trên vì tốn quá nhiều khâu trung gian. Gía người sản xuất bán ra bình quân 3500đ/quả, giá cuối cùng người tiêu dùng mua vào bình quân 9000đ/quả, chênh lệch giá P=5500đ/quả. Như vậy nếu theo kênh này thì chi phí trung gian cho khâu tiêu thụ sản phẩm là quá lớn, bà con nông dân cần có các giải pháp phù hợp để hạn chế bớt các khâu trung gian trong tiêu thụ Thanh trà.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 59 - 63)