Phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bưởi Thanh trà ở xã

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 50 - 52)

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.4.1. Phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bưởi Thanh trà ở xã

Thanh trà ở xã Thuỷ Biều

Để phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bưởi Thanh trà, chúng ta sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng:

LnY = LnA + α1 LnX1 + α2 LnX2 + α3 LnX3 + α4 LnX4 + α5 D Trong đó: Y - giá trị sản xuất Thanh trà ( 1000đ/ sào)

X1 - Tuổi cây (năm)

X2 - Phân hữu cơ (1000đ/ sào) X3 - Phân vô cơ ( 1000đ/sào)

αi - ( i= 1 ÷ 5 ) là các hệ số hồi quy ( hệ số co giãn tính bằng %) D - Biến giả loại giống: D = 1 giống thuần chủng, chất lượng tốt D = 0 giống lai ghép

Kết quả ước lượng hàm sản xuất được trình bày ở bảng 15:

Bảng 15: Kết quả ước lưọng các nhân tố ảnh hưởng đến GO của cây Thanh trà ở Thuỷ Biều

Các biến và chỉ têu Hệ số hồi quy

Sai số

chuẩn T- Stat P - Value

1. Hệ số tự do 3,650*** 0,385 9,475 4,28E- 13

2. LnX1 (tuổi cây) 0,286*** 0,070 4,641 2,34E- 05

3.LnX2 (phân hữu cơ ) 0,190*** 0,058 3,225 0,0020

4. LnX3 ( phân vô cơ ) 0,248*** 0,075 3,489 0,0011

5. LnX4 ( thuốc BVTV ) 0,159* 0,046 2,367 0,0215

6. D ( Loại giống) 0,184* 0,089 2,639 0,0109

R2 0,8905

Số quan sát 70

F 91,86

( Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

Chú thích: * ; *** mức ý nghĩa của hệ số hồi quy tương ứng với 90% và 99%. Như vậy mối quan hệ của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc là rất chặt chẽ. Và ảnh hưởng biến động của các yếu tố đầu vào đang xét đến biến động của hiệu quả sản xuất Thanh trà (GO/ sào) lên đến 89,05 %. Các yếu tố còn lại ngoài mô hình chỉ chiếm 10,95 %.

Các yếu tố trong mô hình thì hiệu lực tác động mạnh nhất là biến X1, khi tuổi cây tăng 1% thì GO của 1 sào Thanh trà tăng tương ứng 0,286%. Điều này có nghĩa là đối với cây Thanh trà, việc gia tăng tuổi cây trong thời kỳ kinh doanh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Kết quả điều tra cũng cho thấy những cây thuộc nhóm tuổi từ 10 - 20 tuổi cho năng suất cao nhất, còn những cây thuộc nhóm tuổi từ 20 - 35 cho giá bán cao nhất ở địa phương điều tra. Tiếp đến là biến X3, nếu đầu tư thêm 1% loại phân vô cơ này sẽ làm cho GO/ sào tăng 2,48%. Biến X2, phân hữu cơ tác động ít hơn hai biến trên, nếu đầu tư thêm 1% phân hữu cơ sẽ làm cho GO/ sào tăng 0,190%. Nhưng cả ba yếu tố này đều có mức ý nghĩa thống kê cao (99%).

Sự khác biệt giữa hai loại giống ( giống Thanh trà thuần chủng, chất lượng tốt và giống Thanh trà lai ghép) cũng khá rõ nét. Chênh lệch giữa 2 loại giống này là 1,184 lần, với mức ý nghĩa 90%. Điều này cũng nói lên rằng để hạn chế rủi ro trong việc trồng Thanh trà thuần chủng thì bà con nông dân cần phải chọn lọc giống thật kỹ, đảm bảo chất lượng giống tốt có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả trồng Thanh trà ở địa phương. Ngoài ra bà con trồng Thanh trà thuần chủng còn góp phần quan trọng trong việc phát huy và bảo tồn nguồn gen cây trái đặc sản của đất cố đô này. Thuốc BVTV cũng tác động đến hiệu quả sản xuất cây Thanh trà với mức ý nghĩa 90%.

Ngoài các biến trong mô hình thì hiệu quả sản xuất của cây Thanh trà còn chịu tác động của một số yếu tố khác như loại vườn, công chăm sóc…

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w