NHU CẦU CỦA NÔNG HỘ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 63 - 66)

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.6. NHU CẦU CỦA NÔNG HỘ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN

Ở ĐỊA PHƯƠNG

Xuất phát từ những thực tế trong việc phát triển sản xuất Thanh trà cũng như hiệu quả kinh tế mà cây Thanh trà mang lại, qua quá trình điều tra tại địa phương, tôi tiến hành thu thập ý kiến của các hộ nông dân về nhu cầu của họ trong vấn đề phát triển cây Thanh trà, đặc biệt là những cây Thanh trà chính gốc và đã tổng hợp được qua bảng sau:

Bảng 20 : Nhu cầu của nông hộ đối với việc phát triển cây Thanh trà Nhu cầu của các hộ điều tra Số hộ đồng ý Tỷ lệ %

Có thêm đất để sản xuất 2 2,86

Vay vốn để sản xuất 24 34,29

Được hỗ trợ và cung cấp giống chất lượng tốt 40 57,14

BVTV và vật tư nông nghiệp 20 28,57

Có thị trường đầu ra ổn định 58 82,86

Tập huấn kỹ thuật 22 31,43

Yêu cầu khác 10 14,29

( Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2009)

Xem bảng trên ta thấy nhu cầu về thị trường đầu ra ổn định được người dân quan tâm nhiều nhất, có 58/ 70 hộ, chiếm tỷ lệ 82,86%. Mặc dù Thanh trà Thủy Biều đã có thương hiệu nhưng phần lớn Thanh trà của nông dân sản xuất ra không

trà thường bán với giá không cao, có khi còn bị con buôn ép giá. Chỉ có một số hộ trồng Thanh trà thuần chủng và tuân theo quy trình kỹ thuật và chất lượng quả tốt có uy tín trên thị trường thì mới bán được giá. Vì vậy người dân mong muốn có những thông tin chính xác về đầu ra để họ có thể chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Và họ cũng mong chính quyền địa phương có sự quan tâm hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho quả Thanh trà chính hiệu.

Do hiện nay các hộ chủ yếu trồng Thanh trà ghép trên gốc bưởi vì cây Thanh trà thuần chủng có sức sống yếu hơn, khó chăm sóc lại dễ bị sâu bệnh mà tâm lý người dân thì ngại rủi ro. Hơn nữa cây Thanh trà thường là do người dân nhân giống theo kinh nghiệm, thường là không đúng kỹ thuật nên rủi ro lại càng cao khiến người dân không dám mạnh dạn đầu tư trồng cây Thanh trà thuần chủng để gìn giữ và bảo tồn nguồn gen quý, mặc dù hiệu quả khinh tế của hai loại này là gần tương đương nhau. Vì thế nhu cầu của các nông hộ về giống Thanh trà chất lượng tốt, đảm bảo là tương đối lớn, chiếm 57,14%. Người dân trồng Thanh trà ở Thủy Biều mong muốn viện giống cây trồng sẽ nghiên cứu ra loại thuốc phồng trừ sâu bệnh hiệu quả cho cây Thanh trà, đồng thời hỗ trợ người dân nhân giống Thanh trà để cho ra những cây Thanh trà đúng tiêu chuẩn chất lượng mà lại có thể kháng sâu bệnh tốt để bà con yên tâm phát triển giống cây đặc sản này.

Nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất của các hộ trồng Thanh trà cũng còn khá lớn, chiếm 34,29 %. Qua điều tra tìm hiểu thì đa số nông dân có nhu cầu vay vốn thường là những hộ có diện tích trồng Thanh trà lớn nên khi cần đầu tư một lần thì thiếu một lượng vốn. Mà theo ý kiến phẩn ánh của các hộ thì cơ chế vay vốn ở địa phương vẫn chưa thông thoáng.

Mặc dù các hộ phần lớn đều sản xuất theo kinh nghiệm nhưng tập huấn kỹ thuật cũng là mối quan tâm lớn của các nông hộ. Ở xã Thủy Biều thì một năm thường có 2-3 lần tập huấn, mà trong một năm thì thường có khá nhiều biến cố xảy ra trong sản xuất nên bà con nông dân rất cần đến các buổi tập huấn để có cách xử lý kịp thời các biến cố đó. Vì vậy nhu cầu về tập huấn kỹ thuật ở các hộ là 22/ 70 hộ, chiếm 31,43 % số hộ điiều tra.

BVTV và vật tư nông nghiệp là đầu vào không thể thiếu trong ngành trồng trọt, đặc biệt là đối với trồng Thanh trà. Các hộ trồng Thanh trà mong muốn được cung cấp đầy đủ và kịp thời thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp với giá cả hợp lý và chất lượng tốt. Vì thế nhu cầu này chiếm 28,67 % số hộ điều tra.

Nhu cầu của các hộ về có thêm đất để sản xuất là rất ít, chỉ có 2,86 % số hộ điều tra phỏng vấn, vì các hộ đều nói là không đủ nhân lực để làm thêm nữa. Ngoài ra các hộ còn có các nhu cầu khác như cần có các cuộc thi trồng Thanh trà giỏi để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau...

CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w