MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 68)

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

3.2.1. Các giải pháp chung cho địa phương

Để phát triển cây Thanh trà xứng đáng với tiềm năng sẳn có thì chính quyền địa phương cần triển khai các giải pháp sau:

- Phải có hướng giải quyết đầu ra hợp lý và có hiệu quả. Đối với nông dân thì sau khi sản xuất ra sản phẩm thì vấn đề thị trường dầu ra luôn là mối quan tâm hàng đầu của họ. vì vậy thiết nghĩ chính quyền địa phương vần xem xét và liên kết với các cơ sở kinh doanh để thu mua sản phẩm kịp thời với giá cả hợp lý cho người nông dân yên tâm sản xuất.

- Tích cực xây dựng các kênh thông tin trực tiếp thông qua các hệ thống thông tin đại chúng.

- Tạo điều kiện thông thoáng cho các cơ sở dịch vụ hoạt động có hiệu quả, để từ đó kéo theo việc phát triển sản xuất Thanh trà.

- Không ngừng tập trung đẩy mạnh công tác thực nghiệm để nghiên cứu ra các loại giống Thanh trà chống chịu tốt mà vẫn giữ được những hương vị thơm ngon truyền thống của nó. Đồng thời nghiên cứu ra các loại thuốc BVTV có thể phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư từ trong và ngoài nước.

- Thường xuyên đào tạo khuyến nông và tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân về việc sả xuất Thanh trà theo đúng quy trình.

- Thường xuyên liên kết với các xã để tổ chức các cuộc thi về chất lượng sản phẩm Thanh trà để tạo sự phấn khích cho người dân, đồng thời tạo điều kiện để họ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ sau thu hoạch,tạo điều kiện tốt cho sản xuất và tiêu thụ Thanh trà.

3.2.2. Giải pháp về quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất Thanh trà

Tuy Thanh trà là cây ăn quả mũi nhọn trên đất Thủy Biều, nhưng qua thực tế tôi thấy việc sản xuất Thanh trà hiện chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Mặc dù đã có dự án trồng thêm 500 cây Thanh trà trong năm qua, nhưng chủ yếu chỉ bù vào những cây đã bị chết do lũ lụt và sâu bệnh chứ vẫn chưa mở rộng thêm được diện tích Thanh trà ở các thôn. Vì vậy nên chú ý cải tạo vườn tạp để trồng thêm Thanh trà, nên quy hoạch mở rộng vùng trồng Thanh trà bằng cách huy động các hộ cùng tham gia, khuyến khích mạnh dạn chuyển đổi những vùng đất trồng màu, cây ngắn ngày kém hiệu quả nhưng có khả năng phát triển Thanh trà sang trồng Thanh trà.

Bên cạnh đó cần phải bố trí quy hoạch một số vườn Thanh trà rộng và đẹp để tạo thành tuyến nhà vườn cảnh quan phục vụ khách tham quan, khách du lịch sinh thái như các vườn từ đình Nguyệt Biều đến cuối đường Bùi Thị Xuân. Mặt khác cây Thanh trà là cây đặc sản, là tài sản của quốc gia cần được bảo tồn theo Nghị Định 07. Do đó cần quy hoạch và có các chính sách bảo tồn hợp lý đối với những cây Thanh trà đã được tuyển chọn để vừa bảo tồn gen vừa là nguồn cung cấp cây giống tốt phục vụ việc cải tạo vườn và mở rộng diện tích Thanh trà tại địa phương.

3.2.3. Giải pháp về kỹ thuật

3.2.3.1. Giải pháp về giống và vật tư

Thủy Biều đã được tuyển chọn 4 cây Thanh trà đầu dòng, đây là một lợi thế lớn của xã. Do đó cần xúc tiến vườn bảo tồn để nhân giống rộng rãi, cung cấp giống Thanh trà có chất lượng cao, không nên sử dụng những cây mẹ không đủ tiêu chuẩn để nhân giống. Hiện nay các nông hộ có thói quen tự chiết giống do đó cần có các lớp tập huấn do cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn cho nông dân tự nhân giống theo đúng kỹ thuật. Cần khuyến khích nông dân sử dụng giống từ những cây Thanh trà đầu dòng cho năng suất và chất lượng cao.

Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất cây Thanh trà, vì vậy cần có các buổi tập huấn kỹ thuật bón phân, chăm sóc cây Thanh trà cho các hộ, hướng dẫn họ bón phân đúng cách, đúng thời vụ để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng quả tốt. Ngoài phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng ... thì vấn đề quan trọng đối với cây Thanh trà là phân hữu cơ. Do đó cùng với việc vận động nhân dân phát triển cây Thanh trà thì cũng vận động họ phát triển chăn nuôi để tận dụng phân chuồng, phân xanh và phân rác để cung cấp nguồn hữu cơ cho đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây Thanh trà phát triển tốt.

3.2.3.2. Giải pháp về ứng dụng công nghệ tưới tiêu

Đối với cây Thanh trà, nước là một nhu cầu quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nó, nhất là vào thời kì khô hạn nếu không cung cấp đủ nước đủ độ ẩm thì cây Thanh trà dễ bị chết và ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất quả Thanh trà sau này. Tưới tiêu cho Thanh trà mang lại hiệu quả rõ rệt, do đó về lâu dài thì hướng phát triển có hiệu quả nhất là xây dựng hệ thống tưới tiêu khoa học, đây là giải pháp tối ưu để tăng hiệu quả câu Thanh trà.

Để làm được điều đó cần có giải pháp thông thoáng về vốn, về công nghệ tưới như chính sách đầu tư xây dựng hồ tưới nước phục vụ cho công tác tưới tiêu, hoặc cho vay vốn để hộ nông dân có thể dầu tư mua máy bơm nước, để chủ động tưới tiêu cho cây Thanh trà.

3.2.3.3. Giải pháp về bảo vệ thực vật

Cây Thanh trà là một loại cây rất khó trồng, sâu bệnh hại cây luôn là mối lo lắng của các hộ nông dân. Vì thế các nhà khoa học cần tích cực nghiên cứu thực nghiệm để nghiên cứu ra các loại thuốc BVTV tốt, có thể phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây Thanh trà, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất. Đồng thời bà con nông dân cần nắm vững tình hình sâu bệnh hại cây Thanh trà và các biện pháp phòng trừ (đặc biệt là phòng trừ tổng hợp), sữ dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và khuyến nông. Đối với loại cây ăn quả như Thanh trà thì mẫu mã sản phẩm có tầm ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ. Chính vì vậy, cần phải

chế các sâu bệnh hại xuất hiện và lan tràn làm giảm năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đồng thời bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

3.2.3.4. Giải pháp về chăm sóc, tạo hình tỉa cành và bao trái

Thanh trà là loại cây lâu năm nên lúc cây còn nhỏ cần tạo hình để cây có khung tán hợp lý. Khi cây lớn cần cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, những cành không cần thiết. Kỹ thuật này rất quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, tạo thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại cây, khung cây vững chắc chống đỗ ngã. Tuy nhiên,các hộ nông dân ở đây chưa chú trọng đến việc này. Vì vậy trong quá trình đào tạo tập huấn cho bà con nông dân cần đặc biệt chú trọng khâu này để tăng khả năng sống tốt cho cây Thanh trà chính hiệu.

Kỹ thuật bao trái còn rất mới mẽ đối với bà con nông dân nơi đây, nên cần phải tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật bao trái cho họ để phòng trừ một số sâu bệnh hại, tránh ánh nắng gắt gây nám trái...Bao trái sẽ làm cho mẫu mã quả rất đẹp, tăng giá trị thẩm mỹ và có thể tăng được giá bán.

3.2.4. Giải pháp về vốn

Vốn đầu tư là một yếu tố hết sức quan trọng để đẩy nhanh việc mở rộng và phát triển sản xuất Thanh trà vì cây Thanh trà là cây lâu năm có chu kỳ sản xuất dài. Phát triển cây Thanh trà yêu cầu vốn đầu tư ban đầu cao về giống và phân bón vì thời kỳ kiến thiết cơ bản tương đối dài. Nhưng do cơ hội tiếp cận với các nguồn chính thức, các quỹ hộ trợ phát triển còn hạn chế, bên cạnh đó do tâm lý sợ rủi ro không trả được nợ của người dân nên họ chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất. Do đó cây Thanh trà chưa được đầu tư đúng mức để phát triển xứng đáng với tiềm năng của nó. Vì vậy trong thời gian tới nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở địa phương cần tích cực tuyên truyền và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với nguồn vốn và tín chấp của đoàn thể với lãi suất ưu đãi. Mặt khác cần vay vốn theo nhu cầu của hộ, có thể căn cứ vào dự án sản xuất cùng với diện tích vốn có của hộ để xem xét định mức và thời hạn cho vay. Khi cho vay vốn cần phải đi kèm dịch vụ vật tư thiết yếu bởi có như vậy mới đảm bảo cho các nông hộ sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.

3.2.5.Giải pháp về thị trường tiêu thụ và chế biến

Tất cả mọi hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất thì đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm của mọi nhà sản xuất. Tính đến nay sản phẩm Thanh trà sản xuất ra đều được tiêu thụ hết. Tuy nhiên khi hoàn thành dự án quy hoạch vùng cây ăn quả, khi toàn bộ diện tích cho thu hoạch thì việc giải quyết đầu ra như thế nào là một vấn đề đáng quan tâm của bà con nông dân cũng như của chính quyền địa phương. Để giải quyết vấn đề này tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây:

- Tăng thông tin tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các nhà máy chế biến.

- Tổ chức phân công cán bộ lãnh đạo các cấp theo dõi, định hướng thị trường nông sản cho nông dân.

- Cần có các biện pháp mở rộng quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu Thanh trà Huế đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

- Cần phải đăng ký quảng cáo thương hiệu trên các trang web về hàng nông sản, đưa bài, tranh ảnh lên các tạp chí, tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, tivi... Tích cực giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, siêu thị, mở sạp bán hàng tại các địa điểm có nhiều khách du lịch để sản phẩm Thanh trà được mọi người biết đến nhanh và nhiều hơn.

- Cần thực hiện chế độ hợp đồng hai chiều, gắn kết việc cung ứng giống, vật tư, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất với tiêu chuẩn sản phẩm ổn định; hỗ trợ người sản xuất khi gặp thiên tai, biến động giá cả, giúp người nông dân yên tâm trong sản xuất.

- Cung cấp thông tin cho người sản xuất để người dân không chạy đua mù quáng theo những thông tin lệch lạc ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.

- Lập ra các cơ sở đứng ra thu mua sản phẩm, có thể bao gồm hợp tác xã kết hợp với các tư thương đã có kinh nghiệm trong việc mua bán Thanh trà, tránh tình trạng mua đi bán lại ép giá đối với người nông dân. Tạo thông tin ổn định giữa người mua và người bán.

- Cần đa dạng hóa các sản phẩm từ Thanh trà để sản phẩm không chỉ là quả Thanh trà tươi mà còn là mứt Thanh trà, kẹo Thanh trà, chè Thanh trà và các sản phẩm thuốc Đông dược từ Thanh trà.

- Cần hướng tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật bảo quản để quả Thanh trà có chất lượng cao hơn, thời gian bán lâu hơn, cho giá bán cao hơn.

3.2.6. Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch

Sản phẩm cây ăn quả vốn đã khó bảo quản, mà từ khâu thu hoạch đến lựa chọn, bảo quản chủ yếu vẫn còn thủ công, vì thế tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch là rất lớn. Do đó địa phương cần thu hút sự đầu tư công nghệ sau thu hoạch, dự báo thị trường hoặc đảm nhận đầu ra cho nông dân là điều cần thiết. Đồng thời bảo quản tốt là biện pháp nâng cao giá trị của quả để có thể bán với giá cao hơn, đem lại nguồn thu nhập cho người trồng Thanh trà.

3.2.7. Giải pháp tác động lên ý thức người dân về việc bảo tồn nguồn gen quý

Hiện nay phần lớn người dân nơi đây sử dụng cây giống Thanh trà ghép trên gốc bưởi vì loại nay sống khỏe và ít sâu bệnh, hơn nữa họ không trồng và chăm sóc cây Thanh trà theo đúng quy trình kỹ thuật nên sản phẩm của cây Thanh trà ngày nay chủ yếu không còn giữ được hương vị thơm ngon như Thanh trà ngày xưa nữa. Nếu theo đà này mà người dân vẫn không có ý thức bảo tồn và phát huy nguồn gen đặc sản này thì chẳng bao lâu nữa trên đất cố đô này sẽ không còn cây Thanh trà chính hiệu nào nữa. Vì thế cần phải tích cực tuyên truyền cho người dân tự ý thức trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sản truyền thống và cho ra những quả Thanh trà Thơm ngon thuần khiết như bản chất của nó.

3.2.8. Các giải pháp khác

- Về đất đai, địa phương cần có các chính sách cho thuê đất dài hạn và có thể miễn thuế đất trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để khuyến khích nông dân lập vườn, tạo điều kiện cho người dân dồn điền đổi thửa để thuận tiện trong việc bố trí vườn cây Thanh trà và hạn chế tối đa việc xây dựng cơ bản trên đất trồng cây đặc sản này.

- Cần vận động người dân tham gia vào các dự án trên địa phương. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ thích đáng cho nông dân đối với những vùng chuyển đổi lúa hoặc màu sang trồng Thanh trà như: công kiến thiết vườn, cây giống, vật tư nông nghiệp...

- Cần cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi. Thực hiện công tác nạo vét kênh mương, khai thông dòng chảy để chống úng cho cây Thanh trà.

- Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, Thanh trà chưa khép tán do vậy có thể trồng xen các cây màu khác để tăng thu nhập nhưng khi Thanh trà bắt đầu khép tán thì không nên trồng xen nữa vì sẽ ảnh hưởng đến năng suất Thanh trà.

- Thực hiện công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ làm vườn, đặc biệt là đối với các hộ khó khăn, khó tiếp cận với các nguồn thông tin. Tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ làm vườn với nhau...

- Cử cán bộ khuyến nông của xã đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các xã khác và các vùng trong tỉnh để phổ biến lại cho nông dân địa phương.

- Bên cạnh đó địa phương cần tích cực hợp tác với các công ty du lịch để có thể quảng bá rộng rãi quả Thanh trà đến với người tiêu dùng ở nhiều nơi.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Mọi thứ tồn tại trong thiên nhiên đều có quan hệ mắt xích với nhau. Giống loài này mất đi thì thể nào cũng gây ảnh hưởng đến giống loài khác. Vì vậy phát triển bền vững không chỉ là vận động nói không với túi ni-lon, không xả rác... mà còn phải giữ lấy những giống loài đã có trong thiên nhiên đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Thanh trà Huế là một ví dụ điển hình cho vấn đề này.

Vì vậy, qua quá trình điều tra nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu về triển vọng phát triển cây Thanh trà ở xã Thủy Biều- thành phố Huế”, tôi xin rút ra một số kết luận như sau:

+ Thủy Biều là xã có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội thuận lợi, phù hợp để phát triển cây ăn quả theo nhiều hướng khác nhau, thành phần cây ăn quả có

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w