4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
2.3.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh trà trong toàn bộ chu kỳ của các nông hộ điều tra
nông hộ điều tra
Thủy Biều là vùng trồng Thanh trà từ lâu đời nhưng việc sản xuất trên quy mô nhỏ và chủ yếu chỉ phục vụ cho gia đình và họ hàng nên chưa chú ý đến việc chăm sóc Thanh trà như thế nào cho đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả kinh tế cao. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, người nông dân mới nhận thấy nhữn giá trị mà cây Thanh trà mang lại nên họ mới quan tâm đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Khi đời sống vật chất được nâng cao thì con người càng chú trọng hơn những giá trị tinh thần, con người càng mong muốn được thưởng thức những của ngon, vật lạ. Mà quả Thanh trà chính hiệu là một loại đặc sản thơm ngon mà tự nhiên dành tặng con người nên chúng ta cần phải chú trọng gìn giữ và bảo tồn nguồn gen quý này. Chưa kể đến việc nó còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất nên càng phải
Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh trà trong toàn bộ chu kỳ của nhóm hộ điều tra năm 2009
(tính bình quân/sào/năm)
Chỉ tiêu ĐVT Thanh trà
thuần chủng
Thanh trà lai ghép
1. Năng suất Quả/sào 1390,50 1405,50
2. GTSX (GO) 1000đ 2585,46 2600,46
3. Tổng chi phí (TC) 1000đ 1100,00 1053,88
- IC 1000đ 610,28 605,27
- Chi phí tự có 1000đ 309,32 268,21
- Chi phí khấu hao 1000đ 180,40 180,40
4. VA 1000đ 1975,18 1995,19 5. MI 1000đ 1794,78 1814,79 6. Lợi nhuận 1000đ 1485,46 1546,58 7. GO/IC Lần 4,24 4,30 8. VA/IC Lần 3,24 3,30 9. MI/IC Lần 2,94 2,99 10. LN/IC Lần 2,43 2,55 11. LN/TC Lần 1,35 1,47
(Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2009)
Nhưng qua thực tế điều tra cho thấy hiện nay còn rất ít hộ trồng Thanh trà thuần chủng mà chủ yếu là trồng Thanh trà ghép trên gốc bưởi, vì thấy cây Thanh trà lai ghép này có lợi trước mắt nên các hộ tiến hành mở rộng quy mô. Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân tích và đánh giá để có một cái nhìn khách quan hơn về kết quả và hiệu quả đạt được từ hoạt động sản xuất 2 loại Thanh trà này. Bảng dưới đây là kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất Thanh trà thuần chủng và Thanh trà ghép gốc bưởi đã được tôi tổng kết qua quá trình điều tra ở địa phương.
Nhìn qua bảng 13 ta có thể so sánh được kết quả và hiệu quả của việc sản xuất Thanh trà thuần chủng và Thanh trà lai ghép. Nhìn chung thì năng suất của Thanh trà lai có cao hơn so với Thanh trà thuần chủng nhưng không đáng kể. Thiết
nghĩ nếu Thanh trà thuần chủng mà được quan tâm đầu tư đúng mức thì chắc chắn sẽ cho năng suất không thua kém gì so với Thanh trà lai ghép.
Mặc dù năng suất thu được có phần thấp hơn nhưng GTSX của Thanh trà thuần chủng là 2585,46 nghìn đồng/sào, xấp xỉ với GTSX của Thanh trà lai bưởi. Có được kết quả này là do những người sành ăn họ phân biệt được 2 loại Thanh trà hình thức giống nhau nhưng chất lượng có phần khác nhau này, và họ tìm mua những quả Thanh trà thuần chủng với giá cả có thể cao hơn một chút song chất lượng hoàn toàn là Thanh trà chính hiệu. Tuy nhiên khi bán ở chợ thì những quả Thanh trà lai bưởi được bán với giá cao hơn vì quả Thanh trà lai bưởi có kích thước lớn hơn Thanh trà thuần chủng mà người tiêu dùng phần lớn là không phân biệt được 2 loại Thanh trà này, họ chỉ nhìn thấy quả nào to hơn thì chọn chứ không hề để ý đến chất lượng quả Thanh trà bên trong. Trước tình trạng này thì một số hộ trồng Thanh trà thuần chủng đã quảng bá sản phẩm của mình trên mạng, kết hợp với các hoạt động du lịch đồng thời tiến hành các dịch vụ cung cấp Thanh trà tại nhà cho những khách hàng có nhu cầu, tất nhiên với giá cao hơn bán ở chợ nhiều. Bên cạnh đó còn có một số người dân Huế khi xa quê luôn nhớ về Huế với đặc sản quả Thanh trà, họ muốn gìn giữ và bảo vệ nguồn gen quý này nên họ đã tạo ra một trang web để giới thiệu những đặc sản của người nông dân xứ Huế, đặc biệt là quả Thanh trà, làm cho giá bán của những quả Thanh trà chính hiệu cao hơn, xứng đáng với hương vị đặc sản truyền thống mà quả Thanh trà mang lại cho người thưởng thức nó.
Đối với một vùng được thiên nhiên ưu đãi về cây Thanh trà như Thủy Biều thì chi phí trung gian ở đây là rất ít, Thanh trà lai chỉ có 605,27 nghìn đồng/sào và Thanh trà thuần chủng chỉ 610,28 nghìn đồng/ sào, điều nay sẽ góp phần làm tăng thu nhập trong hiện tại của người trồng Thanh trà nhưng về lâu dài thì sẽ làm xấu đất và sâu bệnh ngày càng phát triển vì người dân chủ quan, ỷ vào tài nguyên có sẵn, đặc biệt khi điều tra có hộ còn nói là chủ yếu chỉ bỏ công sức ra chứ không đầu tư thêm gì cả. Tổng chi phí của việc trồng Thanh trà thuần chủng có phần lớn hơn so với trồng Thanh trà lai vì các hộ nói rằng cây Thanh trà thuần chủng khó trồng hơn, có sức sống yếu hơn nên dễ bị sâu bệnh, vì vậy đòi hỏi nhiều công chăm sóc hơn và tốn nhiều chi phí BVTV hơn.
Do giá trị sản xuất của Thanh trà thuần chủng thấp hơn nên giá trị gia tăng cũng thấp hơn so với Thanh trà lai. Đây là chỉ tiêu mà người sản xuất Thanh trà rất quan tâm vì họ thường lấy công làm lãi vì thế sau khi đã trừ đi những khoản mà họ đã bỏ tiền ra thì kết quả còn lại là cái đích của họ.
Sau khi lấy VA trừ đi khấu hao ta được thu nhập hỗn hợp. Thu nhập hỗn hợp (MI) của Thanh trà lai là 1814,79 nghìn đồng/sào,vẫn cao hơn Thanh trà thuần chủng 1794,78 nghìn đồng/sào, tuy nhiên không đáng kể, chỉ hơn 20 nghìn đồng/ sào. Chỉ tiêu kết quả cuối cùng là lợi nhuận, đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả đúng nhất. Qua điều tra thì lợi nhuận thu được trên 1 sào trồng Thanh trà thuần chủng là 1485,46 nghìn đồng, trong khi lợi nhuận thu được từ 1 sào Thanh trà lai là 1546,58 nghìn đồng, chỉ chênh lệch nhau 61,12 nghìn đồng/sào. Do vậy nếu các hộ muốn phát triển trồng Thanh trà thuần chủng để bảo tồn nguồn gen đặc sản quý thì cũng không khó, việc này không tác động gì nhiều đến kết quả sản xuất so với việc trồng Thanh trà lai để nguồn gen đặc sản đang dần mất đi. Tuy nhiên các cơ quan ban nghành cùng với các nhà khoa học sớm tìm ra thuốc đặc trị sâu bệnh trên cây Thanh trà thuần chủng để bà con yên tâm sản xuất.
Mặc dù kết quả sản xuất là chỉ tiêu quan trọng, tuy nhiên để đánh giá đúng thực chất quá trình sản xuất thì ta phải xem xét đến chỉ tiêu hiệu quả. Hiệu quả kinh tế là động lực thúc đẩy các hộ gia đình đầu tư và mở rộng diện tích. vì vậy khi phân tích hiệu quả kinh tế cần phân tích và đánh giá một cách tổng thể những chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng chi phí trung gian. Cụ thể qua số liệu điều tra năm 2009 là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì hộ trồng Thanh trà thuần chủng thu được 4,24 đồng giá trị sản xuất, 3,24 đồng giá trị gia tăng,2,94 đồng thu nhập hỗn hợp và 2,44 đồng lợi nhuận.Còn với 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì hộ trồng Thanh trà lai thu được 4,30 đồng giá trị sản xuất; 3,30 đồng giá trị gia tăng; 2,99 đồng thu nhập hỗn hợp và 2,55 đồng lợi nhuận. Nếu xét trên tổng chi phí thì hiệu quả của một đồng chi phí là hộ trồng Thanh trà thuần chủng sẽ thu được 1,35 đồng lợi nhuận, còn hộ trồng Thanh trà lai sẽ thu được 1,47 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy hiệu quả của việc sản xuất Thanh trà thuần chủng cũng không thấp hơn đáng kể so với hiệu quả của việc sản xuất thanh trà lai. Chưa kể ở đây các hộ trồng Thanh trà thuần chủng vẫn chưa
chú ý đầu tư xứng đáng cho việc sản xuất của mình. Thiết nghĩ nếu được đầu tư tốt cộng với sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền thì chắc chắn cây Thanh trà đặc sản cố đô sẽ cho hiệu quả cao hơn nữa.