4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
3.1.2. Định hướng phát triển cây Thanh trà thuần chủng
Xuất phát từ những căn cứ trên, định hướng phát triển cây Thanh trà thuần chủng ở Thủy Biều được xác định như sau:
- Khai thác hết tiềm năng đất đai, phát triển sản xuất các loại cây có lợi thế so sánh cao như cây Thanh trà, đồng thời quy hoạch, bảo tồn và phát huy nguồn gen đặc sản của vùng.
- Ưu tiên trồng cây đặc sản Thanh trà trên vùng đất trồng cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh cao ở các thôn: Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước I, Đông Phước II. Những vùng đất phù hợp với cây Thanh trà thì có thể chuyển cả đất trồng màu, trồng lúa và trồng cây công nghiệp ngắn ngày sang trồng Thanh trà và hạn chế tối đa xây dựng cơ bản trên vùng đất này.
- Xây dựng mô hình sản xuất giống đảm bảo chất lượng và hợp đồng BVTV đối với cây Thanh trà, đồng thời có thể mở rộng hành lang sản xuất Thanh trà sang các xã lân cạn có tiềm năng.
- Nâng cao chất lượng Thanh trà, đảm bảo uy tín của Thanh trà Huế. Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu và phát huy kết quả của công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị thương phẩm. Tăng cường phát huy hệ thống dịch vụ để giới thiệu sản phẩm tới đông đảo người tiêu dùng.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mang tính hàng hóa, đảm bảo chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng thu nhập lên 150 triệu đồng/ 1ha Thanh trà.
- Đầu tư phát triển kinh tế vườn hộ trong đó lấy cây Thanh trà làm chủ lực. Như vậy định hướng trong thời gian tới là tận dụng thế mạnh của địa phương để phát triển cây Thanh trà thuần chủng, đảm bảo năng suất và chất lượng tốt để cung cấp cho thị trường. Đồng thời vừa tăng thu nhập cho người dân vừa bảo tồn và phát huy được nguồn gen đặc sản này.