Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 73 - 75)

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

3.2.8. Các giải pháp khác

- Về đất đai, địa phương cần có các chính sách cho thuê đất dài hạn và có thể miễn thuế đất trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để khuyến khích nông dân lập vườn, tạo điều kiện cho người dân dồn điền đổi thửa để thuận tiện trong việc bố trí vườn cây Thanh trà và hạn chế tối đa việc xây dựng cơ bản trên đất trồng cây đặc sản này.

- Cần vận động người dân tham gia vào các dự án trên địa phương. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ thích đáng cho nông dân đối với những vùng chuyển đổi lúa hoặc màu sang trồng Thanh trà như: công kiến thiết vườn, cây giống, vật tư nông nghiệp...

- Cần cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi. Thực hiện công tác nạo vét kênh mương, khai thông dòng chảy để chống úng cho cây Thanh trà.

- Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, Thanh trà chưa khép tán do vậy có thể trồng xen các cây màu khác để tăng thu nhập nhưng khi Thanh trà bắt đầu khép tán thì không nên trồng xen nữa vì sẽ ảnh hưởng đến năng suất Thanh trà.

- Thực hiện công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ làm vườn, đặc biệt là đối với các hộ khó khăn, khó tiếp cận với các nguồn thông tin. Tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ làm vườn với nhau...

- Cử cán bộ khuyến nông của xã đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các xã khác và các vùng trong tỉnh để phổ biến lại cho nông dân địa phương.

- Bên cạnh đó địa phương cần tích cực hợp tác với các công ty du lịch để có thể quảng bá rộng rãi quả Thanh trà đến với người tiêu dùng ở nhiều nơi.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w