4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
2.3.4. Tình hình đầu tư sản xuất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật của các nông hộ
nông hộ
Tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục đích chung là doanh thu hay lợi nhuận. Nhưng trước khi có được doanh thu đó thi phải bỏ ra những chi phí nhất định để đầu tư sản xuất. Và muốn biết được hoạt động đó có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế hay không thì ta phải hoạch định được các chỉ tiêu cơ bản về chi phí và so sánh nó với doanh thu đạt được. Doanh thu là kết quả đạt được sau quá trình sản xuất còn chi phí là tất cả những khoản chi quy ra tiền mặt như công sức, hiện vật hay cả tiền mặt. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng cần đánh giá các chỉ tiêu về chi phí và doanh thu đầy đủ và chính xác. Do cây Thanh trà là loại cây lâu năm có chu kỳ sinh trưởng và phát triển dài nên để tiện đánh giá người ta chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Chúng ta xem xét bảng sau:
Ở thời kỳ kiến thiết đối với cây Thanh trà kéo dài 4 – 5 năm. Hầu hết các cây Thanh trà được chiết giống thì đến năm thứ 5 là cây bắt đầu cho quả bói nhưng chất lượng, năng suất và phẩm chất quả không cao. Tuy nhiên không thể vì thế mà không đầu tư vì thời kỳ này là rất quan trọng đối với cây Thanh trà. Do thời kỳ này khá dài nên yêu cầu một lượng vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn.
Qua số liệu ở bảng 10 ta thấy chi phí đầu tư cho sản xuất Thanh trà ở thời kỳ kiến thiết cơ bản của các họ điều tra là quá thấp,chỉ có bình quân 1199,54 nghìn đồng/sào. Mặc dù thời kỳ kiến thiết cơ bản cần một lượng vốn lớn để đầu tư nhưng do nhận thức của người dân nói chung là thấy cái lợi trước mắt mới đầu tư chứ họ không có tầm nhìn xa, đầu tư nhiều trong hiện tại sẽ thu về rất nhiều trong tương lai.
Chi phí thời kỳ kiến thiêt gồm chi phí tự có và chi phí mua ngoài, trong đó chi phí tự có là 622,7 nghìn đồng/sào, nhiều hơn so với chi phí mua ngoài (chỉ 576,84 nghìn đồng/sào). Qua đó ta thấy phần lớn các hộ đều tận dụng những cái tự có của mình để sản xuất Thanh trà. Qua bảng 10 ta thấy trong thời kỳ nay thì công lao động chiếm tỷ lệ cao nhất 41,60% , tương ứng với 499,02 nghìn đồng/sào. Trong đó lao động gia đình chiếm 36,45% trong tổng chi phí của thời kỳ này. Lao động thời kỳ này chủ yếu tập trung vào khâu làm đất và trồng cây.
Bảng 10: Quy mô, cơ cấu chi phí đầu tư trồng Thanh trà thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra (tính bình quân sào/năm)
Chỉ tiêu Tự có Mua ngoài Tổng
Giá trị (1000đ) % Giá trị (1000đ) % Giá trị (1000đ) % Giống 145,88 23,43 5,28 0,92 151,16 12,60 Công lao động 437,20 70,21 61,82 10,72 499,02 41,60 Phân chuồng 39,62 6,36 16,34 2,83 55,96 4,66 Đạm 0 0 112,70 19,54 112,70 9,40 Lân 0 0 122,20 21,18 122,20 10,19 Kali 0 0 10,88 1,89 10,88 0,91 NPK 0 0 102,40 17,75 102,40 8,54 Thuốc BVTV 0 0 32,88 5,70 32,88 2,74 Vôi 0 0 16,68 2,89 16,68 1,39 Chi phí vật chất khác 0 0 95,66 16,58 95,66 7,97 Tổng chi phí thời kỳ
kiến thiết cơ bản 622.70 100,00 576,84 100,00 1199,54 100,00 ( Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2009)
Đối với nghành trồng trọt thì yếu tố về giống là đặc biệt quan trọng. Theo bảng trên thì chi phí giống là 151,16 nghìn đồng/ sào,chiếm 12,6% trong tổng chi phí kỳ này, đây là một tỷ lệ không nhỏ. Tuy nhiên ở Thủy Biều thì nghành trồng Thanh trà đã có từ lâu đời, người dân chủ yếu tự cung cấp giống từ những cây Thanh trà có sẵn trong vườn nên không đảm bảo được chất lượng giống, ngoài ra thì bà con còn mua thêm giống từ trung tâm giống cây trồng của huyện hoặc mua từ vườn của những người hàng xóm. Để khắc phục một số nhược điểm trên cây Thanh trà, trung tâm giống cây trồng của huyện cũng khuyến khích bà con trồng giống Thanh trà ghép để nâng cao tỷ lệ sống. Mặt khác, theo điều tra thì việc trồng Thanh trà ở đây chẳng theo một mật độ xác định nào cả, khi nhiều gốc già đi hoặc nhiễm bệnh chết đi thì người dân lại dặm những cây mới vào thay thế mà không dùng biện pháp gì để tiêu hủy mầm bệnh,làm cho sâu bệnh lây lan, Thanh trà bị chết nhiều nên bà con sợ, không dám trồng Thanh trà thuần chủng nữa mà phải trồng Thanh trà ghép trên gốc bưởi, vì loại này có sức sống tốt hơn, mặc dù chất lượng quả không
ngon bằng Thanh trà thuần chủng. Đây là nguyên nhân làm cho đặc sản Thanh trà Huế đang dần mất đi những hương vị truyền thống của nó.
Ngoài việc trồng Thanh trà để tăng thêm thu nhập thì các hộ còn chăn nuôi thêm trâu bò, heo để vừa có thể tăng thu nhập vừa có thể cung cấp một lượng phân chuồng lớn cho việc trồng Thanh trà. Loại phân này không gây hại cho đất như phân hóa học mà lại cung cấp được một nguồn dinh dưỡng tương đối lớn cho cây, đặc biệt là cây Thanh trà rất cần phân chuồng. Trong thời kỳ này phân chi phí phân chuồng chiếm 4,66% trong tổng chi phí của kỳ này, tương đương với 55,96 nghìn đồng/sào. Trong đó chủ yếu là lượng phân chuồng tự có vì loại phân này bán rất ít trên thị trường.
Đối với cây ăn quả như Thanh trà thì nhu cầu về dinh dưỡng là tương đối lớn. Nhưng do được trồng trên đất phù sa màu mỡ nên đất đai đã cung cấp được một lượng chất dinh dưỡng cho cây Thanh trà. Tuy nhiên cần phải cung cấp thêm một lượng dinh dưỡng lớn nữa cho cây, lượng phân bón cung cấp thêm này chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ. Ngoài phân hữu cơ được tân dụng từ chăn nuôi, các hộ còn đầu tư bón phân hóa học, trong đó chủ yếu các hộ sử dụng phân lân, đạm và NPK. Chi phí cho phân lân là lớn nhất trong các loại phân hóa học, 122,2 nghìn đồng/ sào.
Qua điều tra, các hộ chủ yếu sử dụng thuốc BVTV khi cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, bình quân mỗi sào là 32,88 nghìn đồng, chiếm 2,74% trong tổng chi phí trong kỳ. Vôi cũng khá cần thiết đối với cây Thanh trà, các hộ dùng vôi rải lên đất sau các trận lụt để diệt khuẩn. Ngoài ra còn có các chi phí vật chất khác nữa.
Bên cạnh đầu tư vào thời kỳ kiến thiết cơ bản thì thời kỳ kinh doanh cũng rất quan trọng. Để thấy rõ các khoản chi phí trong thời kỳ này ta xem xét bảng sau:
Qua bảng 11 ta thấy cơ cấu chi phí trong thời kỳ kinh doanh cũng tương tự như cơ cấu chi phí trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, trong đó chi phí công lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất, 30,62% trong tổng chi phí. Và chi phí công lao động trong thời kỳ này cũng cao hơn nhiều so với thời kỳ kiến thiết cơ bản, chứng tỏ bà con qua tâm chăm sóc Thanh trà trong thời kỳ này nhiều hơn vì nó trực tiếp tạo ra doanh thu
Bảng 11: Quy mô, cơ cấu chi phí đầu tư cho cây Thanh trà thời kỳ kinh doanh của các hộ điều tra năm 2009 (tính bình quân sào/năm)
Chỉ tiêu Tự có Mua ngoài Tổng
Giá trị (1000đ) % Giá trị (1000đ) % Giá trị (1000đ) % Công lao động 260,80 56,82 75,55 12,33 336,35 30,62 Phân chuồng 39,80 8,67 17,45 2,85 57,25 5,21 Đạm 0 0 130,82 21,36 130,82 11,91 Lân 0 0 150,28 24,54 150,28 13,68 Kali 0 0 10,21 1,67 10,21 0,93 NPK 0 0 120,19 19,62 120,19 10,94 Thuốc BVTV 0 0 10,92 1,78 10,92 0,99 Vôi 0 0 10,98 1,79 10,98 1,00 Rơm 4,15 0,91 18,44 3,01 18,44 1,68 Chi phí vật chất khác 0 0 67,66 11,05 67,66 6,16
Chi phí khấu hao 154,21 33,60 - - 154,21 14,04
Tổng chi phí thời kỳ
kinh doanh 458,96 100,00 612,50 100,00 1098,46 100,00
(Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2009)
Ngoài công lao động thì trong thời kỳ này cũng rất cần những chi phí giống như ở thời kỳ trước, đó là chi phí về phân chuồng, phân bón hóa học,thuốc BVTV, vôi và chi phí vật chất khác. Ngoài ra ở thời kỳ này còn có chi phí rơm và chi phí khấu hao vườn cây. Tận dụng những sản phẩm thừa của trồng lúa, các hộ dùng rơm rạ phơi ải, mục rồi bón cho cây Thanh trà với trị giá 4,15 nghìn đồng/sào/năm, một số hộ không có đất trồng lúa thì phải đi mua rơm từ các hộ khác nên tổng chi phí rơm của các hộ cho 1 sào Thanh trà trong 1 năm là 18,44 nghìn đồng, chiếm 1,68% trong tổng chi phí của thời kỳ này. Chi phí khấu hao vườn cây là 154,21 nghìn đồng/sào, chiếm 14,04% trong tổng chi phí trong kỳ và chiếm 33,6% trong tổng chi phí tự có, đây là một tỉ lệ không nhỏ trong cỏ cấu chi phí của cây Thanh trà.
Nhìn chung những chi phí cần thiết trong thời kỳ kiến thiết cơ bản có sự chênh lệch khá rõ so với thời kỳ kinh doanh. Thiết nghĩ các hộ nông dân nên nhận
Thanh trà, nó ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng, chất lượng và phẩm chất quả Thanh trà. Vì vậy các hộ nên tích cực đầu tư vào thời kỳ này. Bên cạnh đó cần chăm sóc và bón phân cho cây đúng mức, đúng kỹ thuật, đồng thời cần chú trọng nhiều hơn nữa trong công tác giống để có thể cho ra đời những quả Thanh trà đặc sản chính hiệu, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng.