4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
2.4.2. Ảnh hưởng của quy mô diện tích trồng Thanh trà đến kết quả và hiệu quả sản xuất
quả sản xuất Thanh trà.
Đất đai là yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Quy mô diện tích đất có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh trà của các nông hộ. Quỹ đất là cơ sở để các hộ đầu tư thâm canh, mở rộng sản xuất. Hiện nay đã có dự án quy hoạch để mở rộng diện tích trồng Thanh trà bên cạnh đó các hộ đã và đang mở rộng quy mô sản xuất của mình bằng cách cải tạo vườn tạp, hay chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng Thanh trà. Mặt khác các hộ cần phải tăng cường mức đầu tư, chăm sóc để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. Ta đi vào phân tích bảng 16:
Diện tích đất sản xuất Thanh trà bình quân của các hộ là 3,30 sào/hộ, tuy nhiên có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm phân theo diện tích sản xuất. Nhóm hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ hơn 1500 m2 chiếm 31,43 % số hộ với diện tích sản xuất Thanh trà bình quân 1,61 sào/hộ. Nhóm hộ có diện tích 1500- 2500 m2 chiếm đa số 40,00 % số hộ với diện tích bình quân 3,82 sào/hộ. Nhóm hộ có diện tích >2500 m2 chiếm thấp nhất 28,57 % số hộ với diện tích bình quân 4,41 sào/hộ.
Bảng 16 : Ảnh hưởng của diện tích Thanh trà đến kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh trà
Phân theo quy mô( m2) < 1500 1500- 2500 >2500 Số hộ 22 28 20 70 % 31,43 40,00 28,57 100,00 DTbq (sào) 1,61 3,82 5,41 3,58 GObq (1000đ/sào) 2.069,76 2.593,04 3.177,40 2.595,54 VAbq (1000đ/sào) 1.478,40 2.006,89 2.532,44 1.990,95 LNbq (1000đ/sào) 946,18 1.258,31 2.576,54 1536,85 GO/IC(Lần) 3,50 4,42 4,93 4,25 VA/IC (Lần) 2,50 3,42 3,93 3,25 LN/IC (Lần) 1,60 2,15 3,99 2,50
( Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2009)
Quy mô đất sản xuất Thanh trà có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của nông hộ được điều tra do quy mô đất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nông hộ. Theo bảng số liệu trên thì nhóm hộ có diện tích đất sản xuất Thanh trà lớn nhất (>2500 m2) là nhóm hộ có giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận lớn nhất lần lượt là 3.177,40; 2.532,44 và 2.576,54 nghìn đồng/sào. Tiếp đó là nhóm hộ có diện tích 1500- 2500 m2; gía trị sản xuất là 2.593,04 nghìn đồng/sào và giá trị gia tăng là 2.006,89 nghìn đồng/sào, lợi nhuận là 1.258,31 nghìn đồng/sào. Nhóm hộ có diện tích nhỏ nhất (<1500 m2 ) có giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận nhỏ nhất lần lượt là 2.069,76 nghìn đồng/ sào; 1.478,4 nghìn đồng/sào và 946,18 nghìn đồng/sào. Các hộ có diện tích lớn thường là những hộ có khả năng đầu tư lớn họ mạnh dạn cải tạo vườn tạp và chuyển những diện tích đất màu không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp sang trồng Thanh trà, phát huy được năng suất cây Thanh trà, do đó kết quả mang lại thường cao hơn nhóm hộ có diện tích nhỏ.
Hiệu quả sử dụng chi phí của nhóm hộ nằm trong tổ III cũng đạt cao nhất, tính trên một đồng chi phí đầu tư trồng Thanh trà đem lại 4,93 đồng giá trị sản xuất, 3,93 đồng giá trị gia tăng, 3,99 đồng lợi nhuận. Tiếp đến là tổ II đạt 4,42 đồng giá trị sản xuất; 3,42 đồng giá trị gia tăng, 2,15 đồng lợi nhuận tính trên một đồng chi phí đầu tư. Tổ I là tổ có diện tích nhỏ nhất cũng đạt khá cao là 3,5 đồng giá trị sản xuất, 2,5 đồng giá trị gia tăng, 1,6 đồng lợi nhuận tính cho 1 đồng chi phí đầu tư.
Theo kết quả trên thì việc mở rộng quy mô sản xuất là một trong những con đường để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh trà, nên việc này rất cần
thiết, bên cạnh đó cần thâm canh, cải tạo vườn tạp và sử dụng chi phí đầu tư cho hiệu quả để mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn.
2.4.3. Ảnh hưởng của chi phí trung gian bình quân một sào đến kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh trà.
Chi phí trung gian là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí. Ở mức chung, khoản mục chi phí này là 605,27 nghìn đồng/sào, tất nhiên con số này có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ vì nó phụ thuộc vào năng lực của từng hộ, mức đầu tư từng nhóm hộ sẽ có sự khác nhau nên kết quả và hiệu quả của từng nhóm hộ cũng khác. Để thấy được tác động của chi phí trung gian đến các chỉ tiêu phân tích ta xem xét bảng số liệu 17:
Qua bảng 17 ta thấy nhóm hộ có mức đầu tư thấp nhất là nhóm I với mức đầu tư là <500 nghìn đồng/sào với chi phí trung gian bình quân/ sào là 227.52 nghìn đồng/sào. Nhóm này là nhóm đạt mức giá trị sản xuất và mức thu nhập hỗn hợp thấp nhất, bình quân giá trị sản xuất/sào là 1.741,22 nghìn đồng/sào và mức thu nhập hỗn hợp là 1,425,95 nghìn đồng/sào. Số hộ có mức đầu tư chi phí trung gian thuộc tổ này chiếm tỉ lệ 33,33 % chỉ sếp sau tổ III. Và tỷ suất GO/IC, VA/IC, MI/IC của tổ này là cao nhất trong 3 tổ lần lượt là 7,65; 6,65; 6,27 lần.
Nhóm hộ có mức đầu tư 500- 1000 nghìn đồng/sào với chi phí trung gian bình quân/sào là 461,40 nghìn đồng/sào, là nhóm hộ có giá trị sản xuất cao thứ nhì, bình quân đạt 2.716,70 nghìn đồng/sào, nhưng giá trị gia tăng và mức thu nhập hỗn hợp là 2.255,30 và 2.064,25 nghìn đồng/sào, cao nhất trong ba tổ. Nhóm hộ này chiếm tỷ lệ thấp nhất trong ba tổ với 28,57 %.
Nhóm hộ thuộc tổ III có mức đầu tư cao nhất >1000 nghìn đồng/sào, chi phí trung gian bình quân của nhóm hộ này là 1.038,81 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ số hộ thuộc nhóm này chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,57 %. Giá trị sản xuất là 3.233,56 nhìn đồng/ sào là cao nhất trong 3 nhóm nhưng mức thu nhập hỗn hợp và giá trị gia tăng bình quân trên sào lần lượt là 1953,36 nghìn đồng/sào, 2.194,75 nghìn đồng/sào cao hơn nhóm I nhưng lại thấp hơn nhóm II. Điều này sẽ được giải thích rõ dưới đây.
Tổ I II III BQC Phân bổ theo IC/sào (1000đ) <500 500-1000 >1000 Số hộ điều tra 23 20 27 70 Tỷ lệ % 32,86 28,57 38,57 100,00 ICbq (1000đ/sào) 227,52 461,40 1038,81 607,27 GObq (1000đ/sào) 1.741,22 2.716,70 3.233,56 2.595,54 VAbq (1000đ/sào) 1.513,70 2.255,30 2.194,75 1.990,95 MIbq (1000đ/sào) 1.425,95 2.064,25 1.653,36 1.810,98 GO/IC (lần) 7,65 5,89 3,11 4,25 VA/IC ( lần) 6,65 4,89 2,11 3,25 MI/IC ( lần) 6,27 4,47 1,88 2,98
( Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2009)
Qua phân tích trên ta thấy mức chi phí thấp thì sẽ kéo theo giá trị sản xuất cũng thấp, thể hiện như trên. Điều gây thắc mắc ở đây là nếu so sánh giữa nhóm II và nhóm III thì ta thấy mức đầu tư chi phí trung gian của nhóm III cao hơn nhóm II kéo theo giá trị sản xuất bình quân trên sào của nhóm II cũng thấp hơn, vậy tại sao giá trị gia tăng cũng như mức thu nhập hỗn hợp lại cao hơn? Điều này được giải thích là do những hộ mà đầu tư bình quân>1000 nghìn đồng/sào thì một số hộ có số lượng cây Thanh trà nhiều nhưng mật độ trồng cây lại dày không tuân theo kỹ thuật là 12 gốc/sào, mà theo như điều tra thì những hộ dân này cứ thấy đất trồng do cây chết hoặc diện tích được mở rộng là dặm cây, thậm chí có hộ trồng 20 gốc/sào dẫn đến nhành cây không có chỗ để vươn ra, không thể đẻ nhánh được mà cây Thanh trà là cây tán rộng, hoặc là những hộ bắt đầu trồng mới, cây chưa cho quả nên mặc dù trồng nhiều nhưng chưa mang lại hiệu quả, hoặc là những hộ đầu tư nhiều nhưng chăm sóc không đúng kỹ thuật nên không mang lại hiệu quả. Ta thấy theo bảng 20 thì giá trị sản xuất bình quân trên sào của tổ III tuy có cao hơn tổ II là 516,86 nghìn đồng/sào (1,2 lần) nhưng nếu so sánh chi phí trung gian của tổ III bỏ ra là 1.411,30 nghìn đồng/sào cao hơn tổ II hơn 2 lần thì giá trị sản xuất đó chưa thực sự tương xứng.
Ngoài ra theo bảng trên thì ta thấy nếu so sánh giữa tổ II và tổ III với tổ I thì mức đầu tư chi phí trung gian tăng dần, tổ I là 227,52 nghìn đồng/sào, tổ II là 461,40 nghìn đồng/sào và tổ III là 1.038,81 nghìn đồng/sào. Nhưng hiệu suất chi phí trung gian thì ngược lại, nghĩa là giảm từ tổ I đến tổ III. Nguyên nhân này được
lí giải như sau, các hộ trồng Thanh trà điều tra chủ yếu đầu tư chi phí trung gian là phân bón (bao gồm cả phân chuồng, NPK, đạm, lân, kali), chi phí về giống, thuốc BVTV, chi phí khác..., nhưng chi phí phân bón là chủ yếu. Thế nhưng qua tìm hiểu thực tế thì phần lớn các hộ đều đã được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây nhưng họ lại không trồng theo kỹ thuật mà lại theo kinh nghiệm và theo thời điểm có nghĩa là vào một thời điểm nào đó họ có đủ tiền mua phân bón thì họ bón cho cây, mà không quan tâm tùy từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau mà cây cần khác nhau, tỷ lệ phân bón khác nhau. Hơn nữa cách bón của họ cũng không đúng. Cả hai lí do này làm cho cây không thế hấp thu được hoặc do bốc hơi hoặc khi bón gặp mưa nên bị rửa trôi, dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao.
Vì vậy việc các hộ đã mạnh dạn đầu tư cho cây Thanh trà là hợp lí vì đây là cây “ làm giàu” hay là cây mũi nhọn của xã nhưng cần phải biết sử dụng số tiền lẫn công chăm sóc cho hợp lý để cây Thanh trà có thể phát triển tốt đem lại thu nhập cao hơn và tương xứng với chi phí đã bỏ ra.
2.4.4. Ảnh hưởng của tuổi cây Thanh trà đến kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh trà.
Đối với cây ăn quả nói chung và cây Thanh trà nói riêng thì năng suất và chất lượng Thanh trà thay đổi theo tuổi đời của cây. Những cây Thanh trà mới thu hoạch thường cho quả to nhưng chất lượng lại không ngon bằng những cây thu hoạch nhiều lần. Còn những cây Thanh trà đã quá già, quá lão thì năng suất và chất lượng có sự giảm sút.
Bảng 18 : Ảnh hưởng của tuổi cây đến kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh trà
Tổ I II III IV V BQC Phân theo Tuổi cây 1-5 6-10 11-15 16-20 >20 Số hộ điều tra 6 20 18 14 12 70 Tỷ lệ % 8,57 28,57 25,72 20,00 17,14 100,00 GOBQ
VABQ (1000đ/sào) -788,60 1.708,35 2.902,98 2.806,98 1.788,25 1.990,95 GO/IC ( lần) 0 3,03 4.55 4,14 3,09 4,25 VA/IC ( lần) _ 2,03 3,55 3,14 2,09 3,25
(Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2009)
Qua bảng trên ta thấy nhóm hộ có cây Thanh trà trong độ tưởi từ 6- 10 tuổi là chiếm tỷ lệ cao nhất, với 20 hộ, chiếm 28,57 % số hộ điều tra, tiếp đến là nhóm hộ có cây Thanh trà từ 11- 15 tuổi, nhóm này chiếm 25,72%. Và nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm có cây Thanh trà từ 1- 5 tuổi. Nhóm có cây Thanh trà >20 tuổi chiếm đến 17,14% số hộ điiều tra. Điều này cho ta thấy nghề trồng Thanh trà ở Thủy Biều đã có từ lâu đời.
Nhóm cây từ 1- 5 tuổi là giai đoạn kiến thiết, Thanh trà chưa cho quả nên chưa mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng nhưng do nhận thức của các hộ chưa cao nên các hộ đầu tư còn quá hạn chế, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả sau này.
Nhóm cây từ 6- 10 tuổi, tuy đã bắt đầu cho quả nhưng hiệu quả vẫn chưa cao vì đây là giai đoạn cây bắt đầu hoàn thiện nhưng năng suất và chất lượng vẫn chưa ổn định. GTSX chỉ đạt 2549,15 nghìn đồng/ sào, giá trị gia tăng chỉ đạt 1708,35 nghìn đồng/ sào.
Nhóm cây ở độ tuổi từ 11- 15 cho hiệu quả cao nhất vì đây là giai đoạn cây Thanh trà cho năng suất cao và ổn định. Nhờ thế mà nhóm này đạt GTSX bình quân là 3722,08 nghìn đồng/ sào. Và giá trị gia tăng cũng đạt cao nhất, bình quân là 2902,98 nghìn đồng/ sào. Và với 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì đem lại 4,55 đồng giá trị sản xuất và 3,55 đồng giá trị gia tăng.
Nhóm cây ở độ tuổi từ 16- 20 bắt đầu cho thu nhập giảm dần, tuy nhiên giảm không đáng kể, nếu các hộ biết cách chăm sóc và đầu tư hợp lý thì giai đoạn này vẫn có thể cho thu nhập cao và ổn định như ở giai đoạn trước. GTSX của nhóm này là 3700,76 nghìn đồng/ sào, chỉ giảm so với nhóm cao nhất là 21,32 nghìn đồng/ sào, trong đó có hộ là GTSX vẫn không hề giảm.
Cuối cùng là nhóm cây ở độ tuối > 20 tuổi, nhóm này cho thu nhập giảm xuống vì những cây Thanh trà lão sẽ cho quả ngon hơn nhưng do ở thời kỳ kiến thiết các hộ không chú trọng đầu tư cũng như chăm sóc không đúng kỹ thuật nên ở giai đoạn này cây sẽ cho năng suất thấp hơn và quả nhỏ hơn. Quả Thanh trà lão thơm ngon hơn những quả Thanh trà bình thường nên tuy quả nhỏ hơn và năng suất thấp nhưng lai bán được với giá cao hơn, vì thế mà GTSX bình quân của nhóm này đạt 2645,00 nghìn đồng/ sào.
Như vậy kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh trà phù thuộc đang kể vào độ tuổi của cây. Những hộ có vườn cây Thanh trà nằm trong độ tuổi có thể cho năng suất cao thì sẽ cho thu nhập cao và ngược lại những hộ có vườn Thanh trà nằm trong độ tuổi cho năng suất thấp thì sẽ cho năng suất thấp hơn.
2.5.TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THANH TRÀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG