2. KIẾN NGHỊ
2.2. Đối với chính quyền xã Thủy Biều
- Cần đẩy mạnh việc quy hoạch vùng để mở rộng diện tích cũng như khuyến khích nông dân cải tạo vườn tạp. Đồng thời chú trọng đến các dịch vụ cung cấp vật tư phục vụ cho sản xuất, tổ chức tốt các khâu vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cũng như chủ động tìm kiếm thị trường, quảng bá chất lượng sản phẩm.
- Trong thời gian tới chính quyền địa phương nên có sự phối hợp với các ban ngành liên quan để tổ chức các lớp kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện cho các nông hộ có thể tháo gỡ những thắc mắc, giải quyết những khó khăn mà họ đang gặp phải, giúp cho sản xuất có kết quả tốt hơn.
- Cần phải công khai phổ cập những thông tin về tập huấn kỹ thuật, vay vốn cho tất cả các hộ, đặc biệt là các hộ khó khăn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia thay vì chỉ mời đại diện một vài hộ, tạo tính công bằng trong vay vốn.
- Các cơ quan ban ngành cần tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân rong việc cung cấp vật tư đầu vào, thông tin thị trường, tư vấn cho hộ nông dân bán sản phẩm nông nghiệp thuận lợi hơn.
- Cần có các chính sách và biện pháp hợp lý trong việc bảo tồn và phát huy nguồn gen cây ăn quả đặc sản Thanh trà. Cần tích cực tuyên truyền để bà con có ý thức hơn trong việc bảo vệ và giữ gìn những giá trị truyền thống.
-Cần nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo của hợp tác xã về cả chuyên môn và năng lực lãnh đạo khi mà HTX là người đại diện đăng ký thương hiệu.
- Hộ nông dân, hội làm vườn cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các buổi gặp mặt, trao đổi, phổ biến kỹ thuật, kinh nghiện trồng Thanh trà, tuyên dương và nêu gương những mô hình trồng Thanh trà giỏi, thường xuyên cử cán bộ đi giao lưu học hỏi giữa các thôn.
- Cần tích cực quảng cáo thương hiệu thông qua báo chí, internet...và HTX cần kết hợp với các tư thương để thu mua sản phẩm của người dân để thương hiệu Thanh trà đến với người tiêu dùng.