Nguyên nhân của tính độc lập tương đố

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 82 - 83)

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘ

2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hộ

2.1. Nguyên nhân của tính độc lập tương đố

Sở dĩ ý thức xã hội có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội là do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Khi đã hình thành ý thức xã hội có quy luật hoạt động nội tại riêng.

- Sự phản ánh của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội là mang tính sáng tạo, tích cực và chủ động chứ không phải là sự phản ánh thụ động, máy móc. Theo Ph.Ăngghen là do ba nguyên nhân:

- Do xuất hiện sự phân công lao động (lao động chân tay và lao động trí óc) – đây là nguyên nhân chủ yếu và đầu tiên của tính độc lập tương đối. Trong Hệ tư tưởng Đức: Phân công lao động chỉ trở thành phân công lao động thực sự từ khi xuất hiện thành lao động vật chất và lao động tinh thần, bắt đầu từ đó ý thức có thể thực sự tưởng tượng rằng nó là một cái gì khác chứ không phải là ý thức về thực tiễn hiện có. Rằng nó có thể thực sự đại biểu cho một cái gì đó mà không đại biểu cho một cái gì hiện thực cả. Bắt đầu từ lúc đó, ý thức có khả năng tự giải thoát khỏi thế giới

và chuyển sang xây dựng lý luận thuần túy, thần học, triết học, đạo đức (C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 3, tr.45).

- Do sự phân chia xã hội thành giai cấp và xuất hiện nhà nước. Khi đó vì lợi ích giai cấp thống trị sẵn sàng áp đặt ý chí, lợi ích của mình trong xã hội… do đó có thể những tư tưởng đó có thể không xuất phát trực tiếp từ hiện thực. Vì lợi ích có thể phản ánh xuyên tạc hiện thực

Ph.Ăngghen: “Trong một nhà nước hiện đại, pháp luật không chỉ phải phù hợp với tình hình kinh tế chung, không chỉ là sự biểu hiện của tình hình kinh tế ấy, mà còn phải là sự biểu hiện hài hoà bên trong, một sự biểu hiện không vì các mâu thuẫn nội tại mà tự phủ định mình. Mà để đạt được điều này, người ta vi phạm ngày càng nhiều tính chính xác của việc phản ánh các quan hệ kinh tế. Và điều này xảy ra càng thường xuyên khi càng hiếm có trường hợp một bộ luật biểu hiện rõ rệt, không giảm nhẹ, không xuyên tạc sự thống trị của một giai cấp: như thế sẽ mâu thuẫn với "khái niệm pháp luật"”7.

- Trình độ và đặc điểm nhận thức của con người. Về trình độ: nhận thức con người vừa tối cao vừa không tối cao, vừa vô hạn, vừa có hạn; Do hạn chế về năng lực nhân thức nên không phải lúc nào tư tưởng của con người cũng có thể phản ánh chính xác hiện thực… Về đặc điểm: Nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo hiện thực khách quan… nhưng không phải ý thức con người lúc nào cũng đi theo con đường đó mà có thể đi theo con đường “thoát ly hiện thực” (thuần túy tư duy, tổng hợp những kết quả tư duy có sẵn…)

“Hệ tư và quá trình tư tưởng… thông qua lĩnh vực tư duy” (C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 39,1999 tr.132 - 133).

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 82 - 83)