III- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CON NGƯỜI CÓ TÍNH THỜI SỰ HIỆN NAY 1 Cách mạng khoa học công nghệ và vấn đề con ngườ
ời Kinh tế Lợi ích
Chính trị - Dân chủ hóa
Văn hóa, xã hội - Giáo dục và Khoa học công nghệ
Nguồn lực con người (nguồn nhân lực):
Theo Từ điển tiếng Việt KHXH tr.719: “Nguồn” là nơi phát sinh, nơi cung cấp; còn “nguồn nhân lực” là nơi phát sinh, nơi cung cấp sức của con người, bao gồm 3 yếu tố: 1) sức lực cơ bắp (thể lực); 2) trình độ tri thức được vận dụng vào quá trình lđ cũng như hoạt động xã hội của mỗi cá nhân (trí lực); 3) những ham muốn, những hoài bão của bản thân người lao động hướng đến một mục đích xác định (tâm lực).
Như vậy, khái quát lại nguồn nhân lực bao gồm ba yếu tố quan hệ biện chứng với nhau đó là Thể lực – Trí lực – Tâm lực; cho nên nguồn nhân lực là nơi cung cấp, nơi phát sinh.
Theo Unessco: “Nguồn lực con người là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống của con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng nhất định”.
Của Ngân hàng thế giới: “Nguồn nhân lực là toàn bộ “vốn người”, gồm có thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp”.
Trong nước có nhiều định nghĩa trong các luận án, luận văn... Gần đây khai thác theo số dân, chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, năng lực và trí tuệ; hai là tổng thể sự dự trữ những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động con người trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội.
Khái quát lại: “Nguồn lực con người là tổng hòa các tiêu chí của con người và tổ chức xã hội có thể khai thác và thu hút vào quá trình phát triển xã hội”.
Như vậy, cách tiếp cận này đã cho thấy không chỉ những yếu tố đã có mà còn có cả những nhân tố tiềm năng…
Nhân tố con người là vị trí trung tâm trong nguồn lực.
NB: Phát huy nguồn lực con người: 1) Phát triển nguồn nhân lực; 2) Sử dụng nguồn nhân lực; 3) Nuôi dưỡng cho nguồn lực con người phát triển.
Vai trò của nguồn lực con người:
1) Nguồn lực con người là quyết định trong cơ cấu nguồn lực. Vốn: tín dụng, khoa học công nghệ; nguồn lực tự nhiên: vị trí địa lý, môi trường, tài nguyên khoáng sản là những nguồn lực hữu hạn chỉ có thể phát huy khi kết hợp với nguồn lực con người.
Nguồn lực con người là quyết định, bởi vì các nguồn lức khác tồn tại dưới dạng tiềm năng, nó chỉ phát huy được tác dụng khi gắn với yếu tố người, nguồn lực người.
Các nguồn lực khác hữu hạn, còn nguồn lực con người cốt lõi là trí tuệ là nguồn lực vô tận không bao giờ cạn kiệt.
Nhân tố chủ nghĩa người là cái cốt lõi, là thuộc tính xã hội, là cái cốt lõi, trung tâm. Nhân tố con người phản ánh mặt xã hội, mặt chất lượng của nguồn lực con người.
Nói đến nhân tố con người là nhấn mạnh mặt tự giác, sáng tạo của con người.
Chiến lược con người:
Thực ra đây là thuật ngữ của quân sự. Được đề cập rất sớm trong lịch sử (Quản Trọng, Hồ Chí Minh…)
Trong triết học: “thực chất chiến lược con người là tạo ra môi trường kinh tế-xã hội kích thích con người hoạt động sáng tạo và thỏa mãn nhu cầu tối đa của con người trong điều kiện lịch sử cụ thể.
Môi trường ấy thể hiện trên các mặt cơ bản: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Như vậy có thể thấy:
- Vấn đề con người, phục vụ con người hay hạnh phúc của con người là mục đích tối cao của chủ nghĩa xã hội, chúng ta đang phấn đấu theo mục đích đó.
- Trung tâm cuộc đấu tranh “Ai thắng ai?” hiện nay biểu hiện ra là đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được biểu hiện ra là ai làm cho con
người năng động sáng tạo, trí tuệ phổ biến và phục vụ con người ngày một tốt hơn thì chế độ đó thắng.
- Đường lối chiến lược, sách lược của Đảng ta có nhiều vấn đề, nhưng hạt nhân là: tất cả xuất phát từ con người, do con người và vì con người.
CHUYÊN ĐỀ: Ý THỨC XÃ HỘI
TS. Trần Sỹ Dương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 13: Lời nói đầu. Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị.
2. Hệ tư tưởng Đức - C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 3.
3. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 18
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, tập 9
5. …