Quan hệ giai cấp, dân tộc

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 35 - 36)

III. QUAN HỆ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LOẠI 1 Khái niệm dân tộc

2.Quan hệ giai cấp, dân tộc

- Chủ nghĩa Mác quan niệm cái giai cấp chi phối cái dân tộc, và giải quyết vấn đề giai cấp với ý nghĩa quyết định đối với vấn đề giải quyết dân tộc, và vấn đề dân tộc bao giờ cũng được chỉ đạo bởi một giai cấp nhất định.

Giai cấp quyết định ở đây là giai cấp thống trị về kinh tế, thể hiện ba khía cạnh:

1) Sắc thái dân tộc – trong quá trình phát triển dân tộc, giai cấp thống trị kinh tế chi phối tâm tư, tình cảm, thói quen cho sự phát triển dân tộc, đồng thời đại diện cho lợi ích của dân tộc.

2) Tâm lý dân tộc – Trong quá trình phát triển thì giai cấp thống trị về kinh tế chi phối. Tâm tư, tình cảm, thói quen của giai cấp thống trị chi phối đời sống tâm lý dân tộc.

3) Xu hướng phát triển dân tộc – Nếu chính sách của giai cấp cầm quyền đúng đắn thì nó thúc đẩy dân tộc phát triển, còn chính sách sai thì nó cản trở.

- Vai trò dân tộc: Khi khẳng định vai trò quyết định của nhân tố giai cấp trong quan hệ giai cấp – dân tộc, thì chủ nghĩa Mác không tuyệt đối hóa giai cấp mà trái lại vấn đề dân tộc là rất quan trọng, tác động mạnh mẽ vấn đề giai cấp ở mấy điểm sau:

+ Đặc điểm dân tộc ảnh hưởng đặc điểm giai cấp. Dù là giai cấp cầm quyền thống trị, nhưng sinh ra trong môi trường dân tộc nên chịu ảnh hưởng của môi trường dân tộc.

+ Trình độ phát triển dân tộc là cơ sở cho trình độ phát triển giai cấp. Có dân tộc mạnh thì giai cấp đại diện mạnh.

+ Dân tộc là môi trường sống, là địa bàn trực tiếp tạo nên kết cấu giai cấp diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp và diễn ra mọi cuộc cách mạng xã hội. Vấn đề này trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cũng đã nêu rõ: coi cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không phải là đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức dân tộc. Bởi mục tiêu lúc đầu là phải thanh toán xong giai cấp tư sản ở nước diễn ra cách mạng.

NB: 3 lần thất bại trong lịch sử Việt Nam: 1) An Dương Vương; 2) Hồ Quý Ly; 3) Nhà Nguyễn

Sự vận dụng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta: Vận dụng sáng tạo mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp:

1) Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản (Hồ Chí Minh)

2) Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.

3) Cách mạng giải phóng dân tộc kết hộ với cách mạng vô sản ở chính quốc; cách mạng ở thuộc địa có thể thành công trước cách mạng ở chính quốc (Hồ Chí Minh)

4) Sau khi dân tộc được giải phóng thì phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

5) Sự nổi trội của tính dân tộc trong quan hệ giai cấp – dân tộc. (Thắng ngoại bang bằng sức mạnh đoàn kết dân tộc; Đấu tranh giai cấp hòa vào đấu tranh giải phóng dân tộc)

Hạn chế:

- Một thời gian dài trong quan hệ giai cấp – dân tộc chúng ta coi nhẹ dân tộc, tuyệt đối hóa giai cấp, nhiều quan niệm mơ hồ hòa nhập các dân tộc theo xu hướng chủ quan, biểu hiện là nhấn mạnh tính thống nhất chung mà bỏ qua các đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội, bỏ qua những tình cảm ý thức dân tộc, bỏ qua tâm lý, tập quán, nguyện vọng, ý thích, thói quen của các dân tộc, chính trị hóa các quan hệ xã hội... dẫn đến tuyệt đối cái chung, cái chính trị, cái giai cấp.

- Ít chú ý chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, ít chú ý phát triển giao thông, lưu thông hàng hóa, ít chú ý đào tạo cán bộ dân tộc ít người.

Từ đây dẫn đến hậu quả không phát huy được sức mạnh dân tộc, không phát huy được nhân tố con người.

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 35 - 36)