Bảo đảm thống nhất liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 43 - 47)

IV- ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3. Bảo đảm thống nhất liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức

Phải liên minh là vì lợi ích cơ bản là thống nhất – đó là liên minh lâu dài, đặc biệt như Việt Nam, một nước đa phần nông dân thì đây là nguyên tắc tối cao.

Vậy liên minh thế nào?

V.I.Lênin nêu ở Nga có 5 hình thức đấu tranh giai cấp: 1) Trấn áp; 2) Nội chiến; 3) Trung lập hóa phú nông…

Ở nước ta khác hơn, do nông dân gắn với Đảng, tin tưởng Đảng, cho nên nó liên minh ngay từ đầu chứ không phải trung lập hóa, nó liên minh tự nhiên, ổn định, bền vững. Vì thế nông dân Việt Nam không cần phải trung lập hóa.

Liên minh với nông dân, chủ yếu bằng chính sách nhà nước đối với nông dân (đầu tư phát triển nông nghiệp, tam nông, cải tạo nền nông nghiệp...).

Những người sản xuất nhỏ + Giai cấp tư sản --> Chủ nghĩa tư bản Giai cấp vô sản --> chủ nghĩa xã hội (1). Theo công thức (1), thì những người vô sản bị cô lập.

Hiện nay ta sử dụng công thức (2)

Những người sản xuất nhỏ Giai cấp tư sản --> Chủ nghĩa tư bản Giai cấp vô sản --> Chủ nghĩa xã hội. Nhà nước vô sản phải chủ động lôi kéo về phía mình.

Bảo đảm thống nhất giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại. -*-

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

1) Đấu tranh giai cấp là gì? Đặc điểm và nội dung của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay?

2) Quan điểm mácxít về quan hệ giai cấp và dân tộc? Ý nghĩa trong công cuộc đổi mới hiện nay?

3) Quan điểm mácxít về quan hệ giai cấp và nhân loại? Ý nghĩa trong công cuộc đổi mới hiện nay?

CHUYÊN ĐỀ:

MẤY VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VỀ NHÀ NƯỚC

GS.TS Nguyễn Ngọc Long -*-

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:

Nhà nước là một khách thể nghiên cứu của nhiều khoa học. Khi nghiên cứu dưới góc độ triết học:

- Đối tượng nghiên cứu được xác định: Những vấn đề về nguồn gốc (do đâu mà có nhà nước?), bản chất (Nhà nước là cái gì?), đặc trưng của nhà nước…

- Những vấn đề nghiên cứu đó có ý nghĩa về mặt phương pháp luận như thế nào? Việc nghiên cứu nhà nước dưới góc độ triết học có tầm quan trọng to lớn. Nhà nước là bộ phận cấu thành quan trọng của xã hội, giữ vai trò nhân tố chủ quan quan trọng trong đời sống xã hội. Đời sống xã hội tồn tại, vận động giữa cái chủ quan và cái khách quan, mọi biến đổi của xã hội được thực hiện thông qua con người với những nhân tố ý thức, tinh thần, khả năng (nhân tố chủ quan). Trong tiến trình lịch sử của xã hội, xã hội càng phát triển vai trò của nhân tố chủ quan ngày càng tăng; con người tạo ra những biến cố xã hội trong thời gian xa xưa là rất chậm chạp, hiện nay khi xã hội phát triển, do sự phát triển của khoa học… những tác động của con người đến sự biến đổi của xã hội ngày càng nhanh chóng (chủ nghĩa tư bản với mấy thế kỷ tồn tại và phát triển đã làm cho xã hội biến đổi một cách nhanh chóng).

Vai trò của nhân tố chủ quan (ý thức, tinh thần) của con người, của cộng đồng, sức mạnh của nhân tố chủ quan đó phải được định hướng, chỉ đạo bởi nhân tố chính trị, và nhân tố trung tâm của chính trị là nhà nước. Như vậy, nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội đặc biệt là xã hội hiện đại.

Những vấn đề tập trung nghiên cứu:

1) Nhà nước là gì? Bản chất của nhà nước là gì?

2) Dân chủ với tính cách là một thình thức nhà nước.

Phương pháp nghiên cứu:

Quan điểm lịch sử (sự thống nhất giữa lô-gích và lịch sử) là quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận quan trong trong nghiên cứu vấn đề nhà nước. Quan điểm này đòi hỏi nghiên cứu nhà nước phải trả lời: nhà nước ra đời trong điều kiện hoàn cảnh nào? Sự tồn tại, vận động của nhà nước như thế nào? Xu hướng vận động trong tương lai của nhà nước như thế nào? (Xem V.I.Lênin: Bài giảng về vấn đề nhà nước T.39).

Tài liệu:

1) C.Mác: Ngày 18 tháng sương mù (Tập..); Phê phán triết học pháp quyền của Gi.V.Ph.Hêghen; Nội chiến ở Pháp.

2) Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh; Nguồn gốc của gia đình, của chến độ tư hữu và của nhà nước... L.Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức.

3) V.I.Lênin: Nhà nước và cách mạng (T.33).

4) V.I.Lênin: Bài giảng về vấn đề nhà nước “Bàn về nhà nước” (T.39).

5) J.J. Rousseu: “Bàn về Khế ước xã hội”. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006

6) Montesquieu: “Bàn về tinh thần pháp luật”. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006

NỘI DUNG

Nhà nước là vấn đề lý luận phức tạp nhất, khó khăn nhất, những nhà văn, nhà triết học làm cho nó khó khăn nhất, rối rắm nhất (V.I.Lênin TT, T.39).

1) Xung quanh vấn đề về bản chất giai cấp của nhà nước. Đây là vấn đề diễn ra cuộc đấu tranh giữa quan điểm mácxít với quan điểm tư sản.

2) Xung quanh vấn đề nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Có thể nói đó là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn đối với chúng ta.

3) Xung quanh vấn đề cách mạng xã hội trong điều kiện thế giới ngày nay.

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w