III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. Bởi tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh… Do đó, để tìm hiểu ý thức, tư tưởng nào đó, trước hết phải phân tích, tìm hiểu những điều kiện kinh tế xã hội mà những ý thức, tư tưởng đó nảy sinh, phát triển (tìm đến cội nguồn nảy sinh của ý thức, tư tưởng đó).
2. Muốn xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, đời sống tinh thần trước hết tập trung xây dựng nền kinh tế, để tạo cơ sở vật chất cho nền văn hóa mới và hệ ý thức xã hội mới hình thành và phát triển.
3. Bởi ý thức xã hội có tính độc lập tương đối có thể tác động mạnh mẽ trở lại tồn tại xã hội. Do đó, bên cạnh việc xây dựng và phát triển nền kinh tế, chúng ta phải đồng thời xây dựng nền phát triển nền văn hóa, đời sống tinh thần xã hội. Từ đó phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Khắc phục những tàn dư tư tưởng, phong tục tập quán lạc hậu…
- Phát hiện và tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển những nhân tố của nền văn hóa, tinh thần mới…
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục để chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tinh thần của xã hội.
- Đẩy mạnh quá trình mở cửa giao lưu để tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nền văn hóa nhân loại, để bồi đắp bổ sung cho nền văn hóa dân tộc. Đồng thời đưa các giá trị văn hóa dân tộc hòa nhập bổ sung cho sự phát triển nền văn hóa nhân loại nói chung…