LÊNIN:
1. Phương pháp tiếp cận trước Mác
Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ các nhà tư tưởng tư sản tiếp tục xuyên tạc chủ nghĩa Mác:
1) C.Mác không có tác phẩm lớn riêng nào về con người => Chủ nghĩa Mác bỏ rơi con người.
2) Phân biệt Mác già và C.Mác trẻ: C.Mác trẻ còn đề cập đến con người (nhân đạo); C.Mác già chỉ đề cập đến giai cấp và đấu tranh giai cấp (tàn bạo)
3) Phân biệt C.Mác và Ph.Ăngghen. C.Mác còn nói đến con người còn Ph.Ăngghen không nói đến con người.
4) Phân biệt C.Mác, và Ph.Ăngghen và V.I.Lênin: C.Mác và Ph.Ăngghen còn đề cập đến con người còn V.I.Lênin không đề cập đến con người…
Khái quát lại trong lịch sử có 3 quan điểm chính:
1) Con người tinh thần = quan điểm duy tâm: Xem con người là con người tinh thần, nói cách khác họ tinh thần hóa con người, mà không chú ý lĩnh vực vật chất của con người.
2) Coi con người là con người tự nhiên, con người sinh vật (tiêu biểu là L.Phoi-ơ-bắc = quan điểm duy vật siêu hình), sinh vật hóa con người, tách khỏi mặt xã hội – chính tách khỏi mặt xã hội, nên con người ông phê phán là chung chung trừu tượng, ông không hiểu được bản chất của con người. Quan điểm này có ưu điểm là xuất phát từ thế giới để giải thích thế giới = quan điểm duy vật. Khuyết điểm không nâng con người thoát khỏi tầm thường động vật, không phân biệt về chất giữa con người và động vật do tách khỏi mặt xã hội.
3) Con người thực tiễn, con người hiện thực = quan điểm duy vật biện chứng (C.Mác và Ph.Ăngghen). C.Mác xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn để nghiên cứu con người. Từ con người hiện thực, con người thực tiễn để nghiên cứu, tức là thông qua hoạt động vật chất của con người để hiểu con người (thông qua quan hệ để biểu hiện bản chất).
2. Phương pháp tiếp cận của Mác
Mác xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn để nghiên cứu con người, nghiên cứu xã hội. Nói cách khác là thông qua hoạt động vật chất của con người để hiểu con người.
Xuất phát từ con người ai cũng ăn, ở, mặc, hoạt động chính trị, từ dđấy ông tìm ra quy luật vận động lịch sử - đó là lịch sử loài người là lịch sử của những PTSX thay thế nhau.
Ăn, mặc, ở... không có sẵn --> phải Sản xuất
Quan hệ Con người với tự nhiên (LLSX) Sản xuất
PTSX Người với người (QHSX)
Xét theo lô-gích học thuyết C.Mác xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn, C.Mác phát hiện ra các quy luật xã hội, lịch sử loài người là lịch của phương thức sản xuất thay thế nhau.
Từ đây ông nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, ông thấy con người bị tha hóa. Sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là nguồn gốc của tha hóa, muốn xóa bỏ tha hóa thì phải xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Đó là con đường giải phóng triệt để con người. Như vậy, vấn đề con người vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm trung tâm, vừa là mục đích của chủ nghĩa Mác.
Như vậy, không phải Mác bỏ rơi con người, mà Mác tiếp cận nghiên cứu con người một cách khoa học, là xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn, đồng thời Mác tìm ra nguyên nhân và con đường giải phóng con người – đó là xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội.