1. Con người là gì, bản chất con người là gì?
1.1. Con người là gì?
1.1.1. Phương pháp định nghĩa con người:
Phương pháp định nghĩa: Tìm ra những đặc trưng cơ bản của sự vật, hiện tượng.
Trong lịch sử có nhiều cách định nghĩa, nhưng khái quát lại có mấy cách sau:
1) Xem con người như một cơ thể sống. Phật Giáo: sinh – trụ - dị - diệt. Sinh – lão – bệnh – tử.
2) Xem con người khác gì con vật: ý thức, tình yêu, lao động,... Đây là cách định nghĩa phổ biến hiện nay (quy về khái niệm rộng hơn và chỉ ra những đặc điểm đặc thù).
1.1.2. Một số định nghĩa cụ thể:
- Arixtốt: Con người là động vật chính trị.
- Fanklinh: Con người là động vật biết chế tạo công cụ. - Pascan: Con người là cây sậy biết suy nghĩ.
- Kế thừa Mác, các nhà triết học Xô Viết cho rằng: Con người là sự thống nhất giữa mặt sinh vật (cơ thể sống) và mặt xã hội (thực thể sống); là một thực thể sinh vật – xã hội.
Lê Hữu Nghĩa (chủ biên): trong cuốn sách Triết học xã hội có cho rằng, con người là thực thể sinh học tâm lý – xã hội.
1.2. Bản chất con người
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”6. (Mác viết trong Luận cương của L. Phoi-ơ-bắc).
- Mác viết dưới dạng đề cương, mục đích là phê phán con người sinh vật, con người tự nhiên của L. Phoi-ơ-bắc năm 1845, xây dựng học thuyết khoa học về con người.
- Con người ở đây là con người hiện thực không phải là con người trừu tượng, con người chung chung, mà là con người đang sống cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng quan trọng nhất là quan hệ sản xuất.
- Con người tiếp nhận bản chất xã hội của mình thông qua hoạt động thực tiễn và hoạt động xã hội. Bởi vì thông qua hoạt động đó con người tiếp cận các quan hệ xã hội quá trình đó lặp đi lặp lại nhiều lần, dần mang tính ổn định và con người chiếm lĩnh nó trở thành bản chất của mình.
- "Trong tính hiện thực" cho ta thấy: Cái bản chất không phải là cái bất biến, nó có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đó chuyển hóa.
Ý nghĩa:
- Vì “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội”, cho nên muốn thay đổi con người phải thay đổi các quan hệ xã
hội, thay đổi tính hiện thực trong xã hội, muốn xây dựng con người mới phải xây dựng các quan hệ xã hội mới, đồng thời có chính sách thu hút con người vào hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội, thông qua đó con người từng bước hình thành bản chất xã hội của mình.
NB: Muốn xây dựng con người có tính người phải xây dựng xã hội có tính người = xóa bỏ những quan hệ mất tính người (Vũ Khiêu)
- Chống các quan điểm cực đoan, tuyệt đối hóa yếu tố sinh vật, coi nhẹ yếu tố xã hội hoặc tuyệt đối hóa yếu tố xã hội, coi nhẹ yếu tố sinh học.
2. Sự thống giữa mặt sinh vật và mặt xã hội trong con người
Chủ nghĩa Mác quan niệm con người là sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội.
2.1. Khái niệm:
Mặt sinh vật là con người chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên và những điều kiện nhất định, con người phải tuân theo nó như một tất yếu, con người phải nhận thức và vận dụng sáng tạo những quy luật ấy.
Mặt xã hội
- Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Con người chịu tác động của những quy luật tự nhiên và tuân theo nó như một tất yếu, con người nhận thức vận dụng sáng tạo phục vụ mục đích của mình.
- Mặt sinh vật có nét chung với động vật cao cấp, nhưng được cải tạo và nâng cao về mặt xã hội (nhờ yếu tố xã hội – lao động). Suy cho cùng cái quyết định cho con người ra đời là xã hội (là lao động). Ngay cả hành vi sinh vật của con người (như ăn, uống,..) cũng mang dấu ấn xã hội.
Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì con người không thể trở thành người được. Sự hình thành con người phải thực hiện 2 chương trình: 1) chương trình di truyền ; 2) kế thừa xã hội.
- Sự thống nhất mặt sinh vật và xã hội là sự thống nhất biện chứng, do chính con người thực hiện, nên rất phong phú, đa dạng.
2.2. Ý nghĩa:
- Vì con người là thống nhất giữa mặt sinh vật và xã hội nên không được tuyệt đối hóa một trong hai yếu tố này.
- Quán triệt quan điểm này sẽ là cơ sở cho chính sách liên quan đến con người (hưu trí, quy hoạch cán bộ...).
3.1. Khái niệm cá nhân
Cá nhân: là khái niệm để chỉ cá thể người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, với tính cách là chủ thể của lao động, chủ thể của nhận thức.
Cá thể người: là khái niệm để chỉ một thực thể sinh vật chưa có tính cách là nghĩa là chưa bao hàm thuộc tính về mặt xã hội và tâm lý, thế giới nội tâm chưa định hình cá tính.
Cá tính: Là một khái niệm để chỉ sự thống nhất những đặc điểm riêng có về thể chất với yếu tố tâm lý của cá nhân được biểu hiện ra và trong quá trình hình thành và phát triển cá nhân.
Cơ cấu cá nhân – Tác phẩm “Con người trong quản lý” của V.G. Afanaxep: Nxb Khoa học xã hội, 1979.
Cá nhân (kết cấu cá nhân) có 3 đặc trưng: 1) Chung cho mọi người (sinh lý); 2) Chung cho tập tục, truyền thống (giai cấp, dân tộc…); 3) Riêng có.
3.2. Quan hệ
- Cá nhân vừa là sản phẩm của lịch sử (xã hội), vừa là chủ thể của lịch sử (xã hội). Nghĩa là, môi trường xã hội suy cho cùng là cái quyết định trong việc hình thành nhân cách con người.
Từ việc đưa ra quan điểm quyết định là cái chung, định hướng, thì V.I.Lênin đưa ra kiểu xã hội của cá nhân.
- Cá nhân là chủ thể được thể hiện: Con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh, mà chủ động tác động vào hoàn cảnh khách quan để cải tạo theo ý muốn của mình, phục vụ lợi ích của mình. Điều này phù thuộc vào:
+ Trình độ nhận thức của con người + Tình cảm, ý chí
+ Năng lực tổ chức thực tiễn
Ý nghĩa:
- Con người là thống nhất giữa cá nhân và xã hội cho nên phải xây dựng môi trường xã hội để cá nhân phát triển nhân cách phong phú.
- Cá nhân là chủ thể của xã hội nên phải không ngừng phát huy năng lực sáng tạo của các cá nhân, phát huy tính tự giác rèn luyện cá nhân.
Đến khi tư hữu xuất hiện thì cá nhân xuất hiện, từ đó đa số người phụ thuộc vào quyền lực của thiểu số người. Chỉ đến khi đến chế độ xã hội chủ nghĩa, với chế độ công hữu thì mới có điều kiện khách quan để bảo vệ quyền cá nhân và xã hội.
Một xã hội tốt đẹp mới có điều kiện tạo điều kiện cho cá nhân phát triển một cách phong phú.