Quan hệ giai cấp nhân loạ

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 36 - 38)

III. QUAN HỆ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LOẠI 1 Khái niệm dân tộc

3. Quan hệ giai cấp nhân loạ

3.1. Khái niệm

NB: Trong triết học mới chỉ có khái niệm “tính nhân loại”, chưa có khái niệm “nhân loại”

Nhân loại là khái niệm chỉ toàn thể cộng đồng người sống trên trái đất hàng triệu năm nay (Từ điển Việt Nam).

Chú ý:

Trong lịch sử loài người thì con người phải phát triển đến một trình độ nhất định (trình độ lực lượng sản xuất, trình độ nhận thức) lúc đó con người mới có ý thức xã hội về mình.

Thời kỳ cổ đại, một bộ phận lớn của nhân loại (nô lệ) bị giai cấp chủ nô xem không cùng loài với mình, xem đây chỉ là những công cụ biết nói.

Thời Phục Hưng rồi đến cách mạng tư sản, thì đề cao con người, xem con người là trung tâm (trong xem xét mối quan hệ con người với tự nhiên). Quyền của con người như quyền tự nhiên đối lập với chế độ đẳng cấp thần quyền. Đây là bước tiến mới của nhân loại, của con người.

Thế kỷ XVII – XVIII: nhấn mạnh đến sự phát triển con người, tự do, bình đẳng, bác ái…

Hạn chế:

Do xuất phát từ giai cấp, hạn chế về khoa học, vì thế những quan niệm về con người, tính nhân loại của con người của những nhà tư tưởng trước Mác còn tính phiến diện, siêu hình, ngay cả L.Phoi-ơ-bắc (xuất phát từ con người tự nhiên, sinh học).

Những mục tiêu, mong muốn giải phóng con người không thực hiện được trên thực tế. Điều này nguyên nhân chính là do bởi cơ sở khách quan của nó không cho phép thực hiện những mong muốn đó – chính là tư hữu về tư liệu sản xuất.

Triết học Mác đã chỉ ra được con người và bản chất con người một cách khoa học, và là cơ sở để phân biệt loài người với loài vật, và cộng đồng người trên trái đất này chính là cộng đồng của những thực thể sinh vật xã hội. Cộng đồng sinh vật xã hội này dù ở những giai cấp khác nhau, những nước khác nhau, tầng lớp khác nhau... nhưng có cái chung đó chính là tính nhân loại (tính người, tính tộc loài).

Tính nhân loại là tính loài (người) là thuộc tính vốn có của con người để phân biệt với con vật. Cụ thể là cha thương con, ghét chiến tranh, yêu hòa bình,...

V.I.Lênin nói đó là “các quy tắc sơ thiểu của đời sống chung trong xã hội, - các quy tắc này vẫn có từ bao thế kỷ, vẫn được nhắc đi nhắc lại suốt trong mấy nghìn năm trong tất cả mọi châm ngôn, tôn trọng mà không cần có bạo lực, không cần có cưỡng bức, không cần có sự phục tùng…”4.

3.2. Quan hệ

- Tính nhân loại tồn tại biểu hiện ra những giá trị phổ biến của nhân loại, và những giá trị này hoàn toàn vượt lên mọi thời đại, mọi giai cấp, trở thành tài sản chung của nhân loại. Ví dụ như những giá trị chân – thiện – mỹ.

- Trong mỗi thời kỳ lịch sử thì ý thức và lợi ích của giai cấp tiến bộ thường đại diện cho ý thức lợi ích nhân loại chung gắn với thời kỳ lịch sử đó, vì thế nhân loại chiến đấu theo ngọn cờ ý thức của giai cấp tiến bộ, thực chất là chiến đấu cho lợi ích, cho ý thức của chính mình.

- Lợi ích nhân loại không tồn tại độc lập ngoài lợi ích giai cấp, mà những vấn đề nhân loại được xem xét giải quyết khác nhau vì sự chi phối của lợi ích giai cấp.

Đối với chúng ta:

Thời gian qua (trước đổi mới) trong quan hệ giai cấp với nhân loại, thì chúng ta tuyệt đối hóa tính giai cấp, coi nhẹ tính nhân loại. Biểu hiện đóng cửa giao lưu quốc tế, với cái nhìn thiển cận về chủ nghĩa tư bản theo xu hướng cực đoan, thực chất đối nghịch với tất cả những gì là của chủ nghĩa tư bản.

Quy kết chủ nghĩa tư bản tạo phúc lợi thì cho là mị dân, đành rằng chủ nghĩa tư bản có mị dân, nhưng không phải mọi hành động về phúc lợi của chủ nghĩa tư bản đều là mị dân.

Chính hạn chế trên nên không tiếp cận được văn minh nhân loại, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc không tiếp thu được những nhân tố mới.

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w