III- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CON NGƯỜI CÓ TÍNH THỜI SỰ HIỆN NAY 1 Cách mạng khoa học công nghệ và vấn đề con ngườ
2. Rút ra vấn đề gì hiện nay
2.1. Vấn đề lực lượng sản xuất (con người trong lực lượng sản xuất)
Trong lực lượng sản xuất thì người lao động hiện nay, ngoài những kỹ năng, thói quen, thì còn có những tri thức nhất định. Người lao động hiện nay đang được trí tuệ hóa, trí thức hóa, làm chủ khoa học công nghệ.
2.2. Vấn đề cái xã hội, cái cá nhân và cái nhân loại
Qua văn minh tin học thì 3 cái này trổi lên như một xu hướng tất yếu để giải quyết. Trước hết, là cái xã hội, nói cụ thể nữa là cái chức năng xã hội. Như vậy, qua văn minh tin học thì đặt ra vấn đề môi trường xã hội được giải quyết như thế nào.
Xã hội nào cũng chú ý giải quyết cái cá nhân, cũng tạo điều kiện cho cá nhân phát triển.
Nhân loại – Rất nhiều những vấn đề không chỉ một quốc gia, một châu lục, một vùng làm được, mà phải cả nhân loại mới làm được: Dân số, môi trường, mù chữ, nợ nước ngoài...
2.3. Vấn đề sở hữu (đối tượng sở hữu)
- Qua văn minh tin học, đối tượng sở hữu cũng phải mở rộng và có cách nhận thức khác. Quan văn minh tin học ngoài sở hữu về tư liệu sản xuất, thì còn sở hữu chất xám, trí tuệ và sáng tạo của con người. Chính vì thế cần có chính sách thu hút những người có năng lực trí tuệ mang hết năng lực của mình phục vụ cho quê hương đất nước.
2.4. Vấn đề chiến lược con người
Phát triển người, nguồn lực con người (nguồn nhân lực); nhân tố con người, chiến lược con người... Đây là những khái niệm mang tính chất “trung tính”, nghĩa là đây là những khái niệm nhiều khoa học nghiên cứu, thế nhưng nghiên cứu dưới
gốc độ thế giới quan duy vật biện chứng, duy vật lịch sử thì là quan niệm triết học về con người.
- Con người kinh tế: Theo lý thuyết của Taylor, khoảng 1856-1915, một kỹ sư người Mỹ - đó là lý thuyết sâu rộng nhất cho việc con người quản lý ở phương Tây, nội dung là phân chia quá trình sản xuất ra từng công đoạn nhỏ, phân chia mức khoán theo từng công đoạn và trả tiền công theo từng mức khoán ấy, nó mang tính kích thích công nhân. Cách làm của ông là đưa ra mức khoán và quản lý nghiêm ngặt.
Cái lợi là kích thích công nhân sản xuất, vì công nhân khao khát có tiền để tạo cuộc sống gia đình tốt hơn.
Cái hạn chế, vì người lao động giai đoạn ấy đa số nghèo, ham làm, do đó dẫn đến, nói theo cách nói của V.I.Lênin – đây là khoa học vắt kiệt mồ hôi của công nhân.
Sau đó có học thuyết con người xã hội, và đến 1960 phổ biến ở Mỹ, quan điểm này bên cạnh yếu tố vật chất, thì còn đề cao yếu tố sáng tạo của người lao động. Vì thế học chia thành 2 nhóm để đề cao yếu tố sáng tạo:
1) Nhóm các yếu tố vệ sinh – nghĩa là tránh cho người lao động không bị chán nản trong công việc và không bị rối loạn tâm lý. Nhóm này gồm 8 vấn đề (1) tác phong người lãnh đạo; (2) triết lý quản lý ở công ty; (3) tiền lương; (4) điều kiện lao động; (5) quan hệ giữa các cá nhân; (6) những quy ước xã hội của người lao động; (7) những quy định giữa được việc làm; (8) nhân cách, và với mục tiêu tạo ra tâm trạng an tâm cho người lao động.
2) Nhóm các yếu tố động cơ 6 yếu tố: (1) những thành tích lao động của công nhân (phải khuyến khích, biểu dương); (2) sự công nhận công lao động của họ; (3) trao cho họ tự chủ; (4) cất nhắc chức vụ; (5) trao cho họ công cụ lao động; (6) làm phong phú lao động bằng các yếu tố sáng tạo.
Họ cải tiến cách bóc lột, để cho người công nhân hiệu quả hơn và êm dịu hơn. Phát triển người của Unessco, năm 1977, khẳng định co người vừa là trung tâm, vừa là mục đích, và đưa ra định nghĩa “Phát triển người là nhằm gia tăng giá trị người – giá trị thể chất và vật chất, muốn vậy phải phát triển con người toàn
diện trong sự hội nhập và trong sự phát huy cá nhân con người. Quá trình phát triển người phải quán triệt nguyên tắc nhân văn, nhân đạo”.
Phát triển người còn được trình bày theo quan điểm “vốn” của ngân hàng thế giới. Vốn con người là vốn của vật chất, trong đó vốn con người là cơ sở vật chất phát triển các nguồn vốn khác.
Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 1 năm 1989. Nói về nhân tố con người. Quan điểm triết học:
- Quan điểm 1 cho nhân tố con người là hoạt động của con người. Phát huy nhân tố con người là phát huy những hoạt động của con người.
- Quan điểm 2 cho nhân tố con người là tổng hòa những đặc trưng cơ bản về mặt phẩm chất, năng lực, còn về hoạt động là thể hiện những mặt ấy.
- Quan điểm 3 là tổng hợp 2 quan điểm trên: Nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng, quy định vai trò của chủ thể tích cực sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hòa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong quá trình biến đổi và phát triển xã hội nhất định.
Khái quát lại có:
1) Đặc trưng con người với những hoạt động;
2) Đặc trưng con người với tư cách là nhân cách;
3) Đặc trưng con người với tư cách chủ thể xã hội.
Phát nhân tố con người: Là cần phải chăm lo tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi con người, mỗi cộng đồng người thể hiện tối đa năng lực của mình trong lao động, trong hoạt động xã hội vì hạnh phúc của con người.
Nhó hó m g iả i p há p Ph át h uy n hâ n tố c on n gư