Tính phức tạp trong cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 41 - 43)

IV- ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.Tính phức tạp trong cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay

1.1. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong tình hình phức tạp Tình hình trong nước và ngoài nước: Tình hình trong nước và ngoài nước:

- Ngoài nước:

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã: trước 1991, quan niệm rằng chủ nghĩa Mác đúng –> vận dụng sai –> kết quả sai. Sau 1991, người ta hỏi lại “vận dụng sai, hay sai từ gốc”; “sai gì mà sai ngay trung tâm”; “sai gì mà 70 năm vận dụng vẫn còn sai”. => Vấn đề bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin là rất khó khăn về mặt lý luận, cũng như mặt thực tiễn.

+ Chủ nghĩa tư bản phục hồi chi phối kinh tế thế giới. + Các thế lực thù địch tấn công.

- Trong nước:

+ Lực lượng sản xuất thấp, đời sống nhân dân khó khăn, nhất là nhân dân vùng xa, vùng sâu.

+ Giai cấp công nhân nhỏ bé, đa số xuất thân từ nông dân: ưu điểm – lao động cần cù, sáng tạo, nhưng hạn chế là tính tự phát sản xuất nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, một thời gian dài thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.

Đặt ra là phải kiên định mục tiêu chiến lược: Độc lập dân tộc gắn liền cới chủ nghĩa xã hội.

1.2. Tính phức tạp thể hiện trong nội dung, hình thức đấu tranh1.2.1. Đặc điểm: 1.2.1. Đặc điểm:

- Từ một nền kinh tế kém phát triển, quá độ gián tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội. Nên ta phải xây dựng cả lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới, cả kiến trúc thượng tầng mới. Sử dụng, cải tạo, định hướng, khắc phục tính tự phát tư bản chủ nghĩa.

- Cuộc đấu tranh giai cấp của chúng ta diễn ra trong điều kiện đất nước thống nhất, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thống nhất với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện thế giới phức tạp, các thế lực thù địch tăng cường tìm cách chống phá nhằm phủ định chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng... thông qua chiến lược “Diễn biến hòa bình”.

1.2.2. Nội dung:

Như vậy, xuất phát từ mâu thuẫn kinh tế, biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những lực lượng, những xu hướng, những cá nhân thúc đẩy đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa với những giai cấp, những lực lượng, những xu hướng, những cá nhân thúc đẩy đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa (lực lượng này bị các thế lực thù địch lợi dụng).

Thực chất đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là đấu tranh chống xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và các thế lực thù địch với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...

Đối tượng chuyên chính là những lực lượng, những xu hướng, những giai cấp, những cá nhân, những kẻ phản động chống lại con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (kể cả những phần tử lưu manh, trộm cắp chuyên nghiệp

không chịu cải tạo, phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân – những lực lượng này cũng làm cản trở con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội).

2. Chú ý

- Cảnh giác với các hình thức chống đối của các thế lực thù địch. - Xác định đối tượng chuyên chính và chủ thể chuyên chính.

Trong thời kỳ quá độ, theo các nhà kinh điển, thì đối tượng chuyên chính là giai cấp bóc lột, giai cấp tư sản, Giai cấp này phải bị tiêu diệt.

Đối tượng chuyên chính là những xu hướng, những lực lượng, những tổ chức, những giai cấp, những cá nhân, những kẻ phản động... chống lại dân tộc và con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tư bản tư nhân: Chống tiêu cực trong tầng lớp tư sản. Chống tự phát tư bản chủ nghĩa sản xuất nhỏ.

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 41 - 43)