Phương pháp luận giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 50 - 53)

I- VẤN ĐỀ BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA NHÀ NƯỚC

3. Phương pháp luận giải quyết vấn đề

3.1. Phải nắm vững quan điểm mácxít

- Chúng ta chỉ có thể nhận thức được tính giai cấp của nhà nước thông qua việc nắm vững, và giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai chức năng của nhà nước, đó là chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội.

Hai chức năng này gắn bó với nhau, nhưng chức năng xã hội là cơ sở cho việc thực hiện chức năng giai cấp. Hay nói cách khác chỉ có thể thực hiện được chức năng thống trị chính trị về mặt giai cấp thông qua việc thực hiện chức năng xã hội.

Chức năng thống trị chính trị chỉ có thể kéo dài được chừng nào nó còn có vai trò chức năng xã hội, tức là, chức năng về tổ chức đời sống kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa… Ngược lại, một nhà nước làm chức năng xã hội (điều hành, quản lý kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…) chính là điều kiện để nhà nước đó giữ được chức năng thống trị chính trị.

Chính việc thực hiện các chính sách xã hội mà làm cho nhà nước tư sản dường như không còn mang bản chất giai cấp và nó củng cố được địa vị của nó. Cũng chính việc thực hiện các chính sách xã hội đó làm cho chủ nghĩa tư bản có thể tồn tại, thích ứng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

Nhà nước bao giờ cũng thực hiện hai chức năng, khi mà không còn chức năng thống trị chính trị nữa - lúc đó nhà nước tiêu vong, mà chỉ còn là tổ chức quyền lực công cộng.

Chừng nào còn tồn tại nhà nước với tính cách là nhà nước thì nó phải có hai chức năng, thực hiện chức năng công quyền thông qua việc thực hiện chức năng xã hội.

Sự tăng cường chức năng xã hội như là một xu thế tất yếu. Nói đến tất yếu có mấy phương diện:

1) Là tất yếu về kinh tế. Chủ nghĩa tư bản với những công ty cổ phần, tư bản với nghĩa là lực lượng xã hội, không còn là ông chủ điển hình, mà là một lực lượng xã hội.

2) Là nhân tố chính trị - xã hội. Tức là cuộc đấu tranh trong lòng xã hội cho sự tiến bộ xã hội.

Chính sự thực hiện chính sách xã hội trong nhà nước tư bản là do sự tác động của chủ nghĩa xã hội hiện thực.

- Ngày nay vấn đề dân tộc nổi lên, có tác động mạnh mẽ, chi phối đời sống chính trị thế giới, thì vấn đề chủ quyền quốc gia dân tộc cần được quan tâm giải quyết.

Giữa thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, sự thức tỉnh ý thức dân tộc bùng lên làm thay đổi bộ mặt đời sống chính trị thế giới. Nói đến dân tộc, thì nhà nước là một yếu tố có tác dụng mạnh mẽ trong phát huy ý thức dân tộc.

Cũng cần phải chú ý rằng, trong một quốc gia lợi ích của giai cấp thống trị với lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội cũng có những điểm thống nhất nhất định. Điều này lý giải vì sao: có những lúc hai nước xã hội chủ nghĩa đánh nhau; hai nước tư bản chủ nghĩa đánh nhau… Đó chính là vì lợi ích dân tộc.

3.2. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đối với việc tăng cường tính giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung, và nhà nước ta nói riêng hiện nay của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung, và nhà nước ta nói riêng hiện nay

- Chúng ta nói rằng nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân. Vậy nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung lại càng rõ rệt. Bởi vì, lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của nhân dân lao động về cơ bản thống nhất. Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích dân tộc.

Vậy tính giai cấp của nhà nước thể hiện nhà nước là công cụ để tổ chức xây dựng xã hội mới?. Hay nói cách khác nhà nước phải làm thế nào để xã hội phát triển, đảm bảo hạnh phúc của nhân dân?. Chính việc thực hiện chức năng xã hội thể hiện bản chất của nhà nước. Nhà nước chúng ta – nhà nước xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện chức năng an ninh, quốc phòng, văn hóa , xã hội... cũng chính là thực hiện chức năng xã hội.

Khi chức năng xã hội này của nhà nước không còn nữa thì nhà nước đó không còn lý do tồn tại. Nếu quản lý xã hội mà để diễn ra hiện tượng làm cho tụt hậu về kinh tế, đời sống văn hóa xã hội xuống cấp thì tính giai cấp của nhà nước đó chỉ là sách vở…

- Khi chúng ta nói để tăng cường tính giai cấp của nó, có nghĩa là làm sao tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với các chức năng kinh tế, văn hóa, xã hội... Nhà nước mạnh là nhà nước có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý. Vậy tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước là tăng cường cái gì?

Bản thân nhà nước là bộ máy quyền lực cộng cộng, nên việc tăng cường hiệu lực quản lý chính là tăng cường vai trò quyền lực công cộng của nhà nước. Đương nhiên nói đến quyền lực nhà nước thì trước hết phải nói đến bộ máy quyền lực với những công cụ có sức mạnh cưỡng chế như: cảnh sát, tòa án, nhà tù... Nếu công cụ bạo lực này yếu mềm thì không thể tăng cường được quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, bạo lực chỉ là một nhân tố, cùng với sức mạnh về bạo lực của nhà nước thì phải có sức mạnh về kinh tế. Kinh tế có vai trò to lớn để thực hiện quyền lực. Hơn thế nữa sức mạnh kinh tế không phải là yếu tố bổ trợ thêm, mà nó là điều kiện để tăng cường vai trò sức mạnh của quyền lực nhà nước.

Trong thế giới ngày nay, người ta chú ý khai thác nhiều hơn một yếu tố thứ ba của quyền lực – đó là tri thức. Ph.Bê-cơn cho rằng “tri thức là sức mạnh”. Hiện nay thời đại nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức... Vai trò của tri thức ngày càng thể hiện rõ rệt cho chúng ta thấy ưu thế của nó so với sức mạnh bạo lực và sức mạnh kinh tế. Tri thức – chính nó còn tạo ra cả sức mạnh bạo lực; thể hiện trước đây những quân sư giỏi tạo ra sức mạnh trong chiến tranh, còn hiện nay đó là chiến tranh công nghệ hiện đại.

Bởi yếu tố đó là yếu tố tiềm tàng. Vậy thì làm thế nào để phát huy được vai

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 50 - 53)