Phương pháp luận để giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 57 - 59)

III. VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Vấn đề đặt ra

2. Phương pháp luận để giải quyết vấn đề

2.1. Vậy giá trị của tư tưởng nhà nước pháp quyền là gì?

Nhà nước pháp quyền là gì? Nhà nước pháp quyền là nhà nước, trong đó pháp luật đóng vai trò “tối thượng”. Như vậy, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là một nội dung. Một nội dung quan trọng nữa là bản thân nhà nước phải được tổ chức, vận hành theo Hiến pháp và pháp luật, trong khuôn khổ của pháp luật.

Giá trị quan điểm này ở chỗ, quyền lực nhà nước là nước là quyền lực công cộng đặc biệt. Đối với nhà nước dân chủ, quyền lực của nhân dân, nhưng nhân dân

ủy quyền cho một bộ máy, nhưng chính do tính chất của bộ máy quyền lực công cộng ấy, nó tiềm ẩn nguy cơ lạm quyền. Cho nên, muốn cho quyền lực được ủy quyền đó không bị lạm dụng, cần phải có những ràng buộc đối với bộ máy được ủy quyền là bộ máy ấy phải phục vụ nhân dân và hoạt động theo pháp luật.

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền là giá trị tư tưởng có quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử tư tưởng nhân loại, vấn đề nhà nước pháp quyền gắn rất chặt với vấn đề dân chủ hóa xã hội. Ngay từ thời cổ đại, đặc biệt là thời kỳ Phục hưng, các nhà tư tưởng đã thấy việc cần thiết phải đảm bảo quyền lực nhà nước không bị các cá nhân, các bộ máy làm quyền, từ đó dần dần hình thành tư tưởng về nhà nước pháp quyền. Đặc biệt thể hiện trong tư tưởng của Mông-xtét-ki- ơ, Rút-xô…

Xuất phát điểm của vấn đề này là ở chỗ quan liêu hóa bộ máy nhà nước là một nguy cơ của các nhà nước. Nguy cơ này bắt nguồn từ đặc trưng của nhà nước là một bộ máy quyền lực công cộng.

Trong lịch sử tư tưởng có những bước tiến và hình thành nhà nước pháp quyền chính là làm thế nào để bộ máy nhà nước được nhân dân ủy quyền không trở thành bộ máy đè đầu cởi cổ nhân dân, làm thế nào để pháp luật đóng vai trò tối thượng trong đời sống xã hội, pháp luật ấy trở thành công cụ ngăn ngừa lạm dụng quyền lực của nhà nước.

Để đảm bảo vấn đề thực thi luật pháp được tuân thủ, cần phải giải quyết mối quan hệ giữa Lập pháp (thể hiện ý chí của nhân dân) – Hành pháp – Tư pháp như thế nào để xây dựng nhà nước pháp quyền. Đó là ba mặt để đảm bảo quyền lực nhà nước được thực hiện theo tinh thần nhà nước được nhân dân ủy quyền và nhân dân không mất quyền, đảm bảo quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Như vậy nhà nước xã hội chủ nghĩa càng cần phải là nhà nước pháp quyền, phải là nhà nước dân chủ, chế độ nhà nước dân chủ.

Trong các nhà nước pháp quyền ở phương Tây, thực hiện “Tam quyền phân lập”, điều đầu tiên là quyền lập pháp đóng vai trò thiết yếu đầu tiên trong xây dựng nhà nước pháp quyền.

Nước ta có sự “thống nhất quyền lực nhà nước”, vậy có sử dụng “tam quyền phân lập không?”

Một vấn đề nảy sinh nữa là hành pháp lạm quyền, còn có tình huống lập pháp chưa đưa ra được những quyết định đúng. Chính từ đó, cần phải có cơ quan phán xử giữa hành pháp và lập pháp, đó là cơ quan tư pháp (cơ quan xét xử).

Như vậy, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cần phải có sự phân định về quyền lực nhất định. Ở nước ta không theo “tam quyền phân lập” (ba cơ quan, ba bộ máy độc lập), nhưng lại phải xác định rõ, chính vì vậy phải có sự “phân công và phối hợp” giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

2.2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là gì?

- Nhà nước ấy phải xây dựng trên cơ sở quyền lực nhà nước là của nhân dân, thuộc về nhân dân.

- Nhà nước đó phải xem luật pháp có vai trò tối thượng, có nghĩa là bản thân nhà nước đó phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chính vì thế mà nhân dân ủy quyền cho bộ máy nhà nước nhưng không bị mất quyền (tức bằng pháp luật bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân). Điều đó cũng đảm bảo cho việc nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo cho quyền lợi của nhân dân.

- Để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tránh sự lạm quyền thì việc tổ chức bộ máy nhà nước phải làm sao cho việc lập pháp – hành pháp – tư pháp (quyền tư pháp, cơ quan nắm quyền tư pháp phải có tính độc lập tương đối) có tác dụng khống chế lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, để tạo điều kiện cho bộ máy vận hành tốt và có hiệu lực trong quản lý xã hội.

- Ngoài ra, nhà nước pháp quyền còn phải đảm bảo quyền con người; đảm bảo sự hòa nhập giữa quốc gia và quốc tế.

Vậy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

Trước hết, cũng phải đảm bảo những đặc trưng trên.

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 57 - 59)