Biểu hiện của tính độc lập tương đố

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 83 - 88)

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘ

2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hộ

2.2. Biểu hiện của tính độc lập tương đố

2.2.1. Sự lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội

- Khi tồn tại xã hội đã biến đổi, nhưng một số yếu tố của xã hội cũ vẫn còn tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong xã hội mới.

Một là, xuất phát từ bản chất của ý thức xã hội. Ý thức xã hội là cái phản ánh

tồn tại xã hội. Và, sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.

Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính

lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. Hay nói cách khác là chính do sức ỳ của ý thức xã hội đặc biệt là của tâm lý xã hội.

Ba là, do tác động của lợi ích giai cấp. Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của

những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, khi xã hội cũ mất đi, xã hội mới ra đời thì những giai cấp thống trị cũ thường tìm mọi cách duy trì những tư tưởng cũ, lạc hậu nhằm bảo vệ lợi ích của nó và chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.

- Vậy sự lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội biểu hiện tính độc lập tương đối ở chỗ nào?

Chính sự lạc hậu làm cho nội dung của ý thức xã hội có nội dung khác so với nội dung của tồn tại xã hội.

Lạc hậu (lỗi thời, không còn phù hợp, mang nghĩa tiêu cực): ám chỉ nghĩa tiêu cực… Tức trong ý thức xã hội có một bộ phận mang ý nghĩa tiêu cực, nhưng trong một bộ phận cũ của ý thức xã hội vẫn có nghĩa tích cực…

2.2.2. Sự vượt trước của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội

Trong điều kiện nhất định, một số yếu tố của ý thức xã hội đặc biệt là những tư tưởng khoa học có khả năng phản ánh vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.

- Vượt trước khoa học, khi phản ánh chính xác tương lai của hiện thực. Điều này chỉ có được khi những lý luận, tư tưởng đó xuất phát từ phân tích hiện thực một cách đúng đắn, nắm bắt được những quy luật của hiện thực…

- Vượt trước mang tính ảo tưởng, tức các tư tưởng, lý luận đó không phản ánh đúng hiện thực mà phản ánh xuyên tạc tương lai hiện thực. Khi nó xuất phát từ mong muốn chủ quan, áp đặt mong muốn chủ quan không căn cứ vào hiện thực, không căn cứ vào kết quả phân tích hiện thực…

2.2.3. Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội

Những tư tưởng, quan điểm ra đời sau thường được dựa trên sự kế thừa những tư tưởng, quan điểm có từ trước đó. Có thể phương thức kế thừa khác nhau, nhưng sự kế thừa là mang tính phổ biến.

- Chính sự kế thừa này làm cho sự phát triển của ý thức xã hội mang tính liên tục, dường như tách rời độc lập sự vận động phát triển của tồn tại xã hội.

- Quá trình kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội là sự thống nhất giữa quá trình giữ gìn và loại bỏ. Trong đó những tư tưởng, quan điểm ra đời sau thường giữ lại những cái tích cực, loại bỏ những cái tiêu cực của cái cũ. Do đó, trong thực hiện việc kế thừa phải chống lại hai khuynh hướng sai lầm sau:

+ Khuynh hướng bảo thủ: đòi hỏi giữ nguyên cái cũ, bổ sung cái mới để xây dựng cái mới.

+ Khuynh hướng phủ định sạch trơn: đòi hỏi xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, xây dựng cái mới hoàn toàn.

Trần Lâm Biền: Nếu quên đi quá khứ thì không có chỗ đứng trong hiện tại và bước tiến trong tương lai.

“Chủ nghĩa tư bản Khổng giáo”….

Putin khi nói về chủ nghĩa xã hội: Nếu ai quên đi toàn bộ quá khứ là người không có trái tim; còn nếu ai muốn khôi phục lại toàn bộ quá khứ là người không có đầu óc.

- Quá trình kế thừa là quá trình đầy tính phức tạp khó khăn, thể hiện:

1) phải phân biệt cái gì là cái tốt để kế thừa phát triển, cái gì là cái xấu loại bỏ đi. Chính vì vậy cần phải xây dựng được hệ tiêu chuẩn khoa

học để phân định, đánh giá, trong đó có tiêu chuẩn quan trọng là lợi ích: cái gì phù hợp với giai cấp thống trị, cái gì không phù hợp với lợi ích phải xóa bỏ…

2) Sau khi xây dựng được hệ quy chuẩn, tiếp theo là phải xác định phương pháp cải biến cái cũ cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới (bởi điều kiện hoàn cảnh đã có sự thay đổi. Ví dụ: Tinh thần Đoàn kết: Hội nghị TW 5 khóa VIII trong lời mở đầu đã xác định vai trò của đoàn kết; Tuy nhiên, khi kế thừa tinh thần đoàn kết trong lịch sử phải tránh cái đoàn kết cục bộ, địa phương, sản phẩm của quan hệ làng xã kiểu cũ, của nền sản xuất nhỏ… Trong điều kiện kinh tế thị trường, tinh thần đoàn kết phải thay đổi cho phù hợp…);

3) Tiếp theo là việc cải biên như thế nào để giữ gìn được “bản sắc” của cái cũ… tức là giữ được cái chất bản chất của sự vật. Nếu thay đổi mà không giữ được cái “bản sắc” đó sẽ thu được “cái mới giả danh”…

2.2.4. Sự tác động, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội

Giữa các hình thái ý thức xã hội (chính trị, pháp quyền…) luôn có sự xâm nhập, ảnh hưởng qua lại với nhau.

Trong sự tác động lẫn nhau của các hình thái ý thức xã hội ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định thường có một hình thái nổi lên, đóng vai trò chủ đạo chi phối các hình thái ý thức xã hội khác.

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.

2.2.5. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

Đây là đặc điểm thể hiện tập trung nhất tính độc lập tương đối. Mặc dù ý thức xã hội là cái phản ánh và do tồn tại xã hội quyết định. Nhưng ý thức xã hội có tác động trở lại mạnh mẽ tồn tại xã hội.

Trong những điều kiện nhất định nhất định, ý thức xã hội có thể làm thay đổi tồn tại xã hội.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường, hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Ph.Ăngghen viết: "Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v. đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế".

Theo Ph.Ăngghen tác động trở lại theo ba hướng: “Nó có thể tác động cùng hướng… và thúc đẩy sự phát triển ở những hướng khác” (C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập, 37, tr.678).

Khái quát lại là sự tác động theo hai hướng chính:

+ Thúc đẩy khi nó phản ánh đúng quy luật của tồn tại

+ Kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội khi nó phản ánh sai quy luật của tồn tại xã hội.

Cả hai khuynh hướng này thể hiện rõ trong thực tế, khi đảng cầm quyền ban hành đường lối chính sách.

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:

1) Vào tính khoa học, mức độ phù hợp của tư tưởng đối với hiện thực;

2) Những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội mà nó thâm nhập vào; Vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh;

3) Vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng (chủ thể của hệ tư tưởng), cũng như vào năng lực hiện thực hóa biến những tư tưởng thành hành động của giai cấp đó. Vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội;

4) Vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng. Đường lối chính sách phải trở thành hoạt động của quần chúng mới phát huy tác dụng…

Cũng do đó, ở đây cần phân biệt vai trò của ý thức tư tưởng tiến bộ và ý thức tư tưởng phản tiến bộ đối với sự phát triển xã hội.

Tóm lại, trong quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; ý thức xã hội có tính độc lập tương đối. Nguyên lý của

chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã hội và của đời sống tinh thần xã hội nói chung; nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w