ĐẤU TRANH GIAI CẤP 1 Các quan điểm trước Mác

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 28 - 32)

1. Các quan điểm trước Mác

- Các quan niệm thời cổ đại của Trung Quốc;

- Các quan điểm của Tômát More, Rútxô, Xanh Xi-mông – quyền sở hữu là cơ sở của kiến trúc xã hội,...;

- Nguồn gốc sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trực tiếp là sự đối lập nhau về mặt lợi ích không thể điều hòa được.

2. Quan điểm mácxít

2.1. Nguồn gốc

Nguyên nhân kinh tế: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất (với đại diện là những lực lượng, giai cấp tiến bộ) với quan hệ sản xuất (với đại diện là các giai cấp

thống trị, bảo thủ) là nguyên nhân sâu xa; nguyên nhân trực tiếp là mâu thuẫn về mặt lợi ích cơ bản của các giai cấp cơ bản trong xã hội có giai cấp.

2.2. Định nghĩa (Lênin đưa ra trong xã hội có giai cấp đối kháng).

C.Mác đã đưa ra trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.

Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả và phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau”2.

V.I.Lênin định nghĩa: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”3.

“một bộ phận nhân dân này” = Quần chúng nhân dân = Những người bị áp bức bóc lột, lao động, làm thuê…

Như vậy, cuộc đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau. V.I.Lênin có công hệ thống hóa và nhấn mạnh mặt đối lập chủ yếu trong mâu thuẫn. Chính mặt này là động lực của xã hội.

Từ định nghĩa này cần chú ý:

- Đây là một kiểu định nghĩa bằng hai lực lượng đối lập => Đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa Ai (một bộ phận nhân dân này ) với ai (bộ phận khác)? Ai với ai là những giai cấp được xác lập trong những quan hệ kinh tế nhất định không điều hòa được, hay nói cách khác là do lợi ích cơ bản đối lập nhau. Lợi ích cơ bản đối lập nhau không thể điều hòa được là bắt nguồn từ quan hệ kinh tế khách quan, chứ không phải do ý chí chủ quan của các giai cấp.

Nông dân với công nhân cũng có mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn không cơ bản, chỉ đối lập nhau về lợi ích không cơ bản, nên không dẫn đến đấu tranh giai cấp.

Khái quát lại, không phải là hai giai cấp khác nhau là đấu tranh với nhau, mà là hai giai cấp đối lập nhau về lợi ích không thể điều hòa được.

Vậy từ đây suy ra, thực chất đấu tranh giai cấp là đấu tranh của những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không điều hòa được.

2.3. Chú ý

- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Với nghĩa là, đấu tranh giai cấp là nhằm thay đổi phương thức sản xuất, và từ thay đổi (đổi mới) phương thức sản xuất dẫn đến thay đổi (đổi mới) toàn bộ những quan hệ trong đời sống xã hội làm cho xã hội phát triển từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế - xã hội xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

Về động lực:

1) Nói đấu tranh giai cấp mà không dẫn đến kết quả khách quan là đổi mới phương thức sản xuất, là phát triển sản xuất thì chẳng có nghĩa gì. Động lực ở đây được hiểu là “một trong những động lực”

2) Nói động lực của xã hội phát triển, thì phát triển trước hết là sản xuất phát triển, hay nói cách khác sản xuất phát triển đến đâu thì cơ sở cho xã hội phát triển đến đó.

3) Hiểu động lực phải gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Chủ nô dân chủ chống chủ nô quý tộc bị chi phối bởi cuộc đấu tranh của người nô lệ chống chủ nô, cuộc đấu tranh này không phải là động lực.

- Đấu tranh giai cấp không phải là trừu tượng, mà là thông qua những hành động cụ thể của những con người cụ thể. Tuy nhiên, những hành động cụ thể ấy chỉ là đấu tranh giai cấp khi nó gắn với cái chung nhằm lật đổ giai cấp thống trị thì nó mới nằm trong phạm trù đấu tranh giai cấp.

- Đấu tranh giai cấp từ thấp đến cao, trong đó đấu tranh chính trị là cao nhất. + Đấu tranh kinh tế

+ Đấu tranh chính trị

Sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền thì cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục, nhưng với điều kiện mới, nội dung mới, hình thức mới.

Đây là nội dung, hình thức đấu tranh phức tạp với nội dung phong phú, đối tượng phức tạp. Vì vẫn còn đối lập nhau vì lợi ích cơ bản.

Còn về điều kiện mới: kinh tế - năng lực tổ chức quản lý kinh tế, quản lý xã hội yếu (yếu tố chủ quan), năng lực này yếu chính do cái khách quan chi phối – chưa có giai cấp nào quản lý kinh tế, quản lý xã hội mà chưa làm chủ sở hữu.

Nhiệm vụ:

1) Đấu tranh trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật đổ = phương thức bạo lực pháp chế hành chính.

2) Tạo ra những tác động có hiệu quả của giai cấp vô sản với những giai cấp không vô sản, những tầng lớp trung gian, tách họ ra khỏi ảnh hưởng tư sản, dẫn dắt họ theo con đường xã hội chủ nghĩa.

3) Đấu tranh để phân hóa giai cấp tư sản và sử dụng những chuyên gia, trí thức tư sản vào xây dựng xã hội mới để chiến thắng xã hội cũ, thì nó đều nằm trong phạm trù đấu tranh giai cấp.

- Chống lại quan điểm sai cho đấu tranh giai cấp là: kích động, âm mưu, đấu đá, trả thù. Đặc biệt là các nước đang phát triển, chưa phát triển thường có quan điểm cực đoan.

- Trong tư tưởng của cán bộ nói chung (cả các nước xã hội chủ nghĩa) nhấn mạnh sự trả thù, lòng căm thù trong đấu tranh giai cấp mà quên, hoặc coi nhẹ mục tiêu đổi mới phương thức sản xuất.

- Sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền, đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng với hình thức và nội dung mới.

Như vậy có thể định nghĩa đấu tranh giai cấp sau khi giành chính quyền như sau:

Đấu tranh giai cấp đây là đấu tranh của những giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau, sự phát triển của giai cấp này là sự vi phạm lợi ích của giai cấp khác (theo nghĩa hẹp).

Theo nghĩa rộng, đấu tranh giai cấp (của giai cấp vô sản) là tất cả những hành vi nào gắn với cái chung nhằm xây dựng, xác lập, bảo vệ, phát triển một chế độ xã hội mới chiến thắng chế độ cũ (chế độ tư bản chủ nghĩa) thì đều nằm trong phạm trù đấu tranh giai cấp.

Ví dụ: chống tệ nạn xã hội có phải đấu tranh giai cấp không? chống tham nhũng có phải đấu tranh giai cấp không? chống tội phạm, chống ma túy?...

Thời gian qua trong đấu tranh giai cấp có những lệch lạc gì?

- Một thời gian dài hiểu chung chung đấu tranh giai cấp, hiểu chung chung giáo điều, chỉ nhấn mạnh chống kẻ thù, mà mục tiêu kinh tế không rõ, ta có nhiều sai lầm cơ bản trong lĩnh vực này. Nói đấu tranh giai cấp nhưng sản xuất không phát triển, số lượng hàng hóa tăng nhưng chất lượng không tăng, không hiệu quả.

- Một thời gian dài sự hoài nghi mất tin tưởng của người dân một cách nghiêm trọng.

V.I.Lênin khẳng định, suy cho cùng chiến thắng của đấu tranh giai cấp là chiến thắng của cách tổ chức lao động đem lại năng suất lao động cao hơn. => Khi năng suất lao động chưa thắng được năng suất lao động của chủ nghĩa tư bản thì khả năng phục hồi của chủ nghĩa tư bản vẫn diễn ra.

Kiểm điểm lại trong quá trình đấu tranh giai cấp, ta chỉ chú ý đến kẻ thù của giai cấp, không chú ý xây dựng bộ máy để bộ máy yếu từ bên trong, điều mà bệnh kêu ngạo cộng sản V.I.Lênin đã nhắc đến.

2.4. Liên minh giai cấp

Cơ sở của liên minh là lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc. Ở Việt Nam liên minh giai cấp để đấu tranh giai cấp; có những liên minh không bao hàm đấu tranh giai cấp, có những liên minh bao hàm đấu tranh giai cấp. Từ nhận thức như vậy mới có thể đưa ra được những phương pháp đấu tranh thích hợp.

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w