VẤN ĐỀ DÂN CHỦ VÀ TÌNH TRẠNG QUAN LIÊU HÓA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 53 - 56)

năng lực khai thác. Cơ chế dân chủ tạo điều kiện để phát huy được tiềm năng của trí tuệ. Thực hiện dân chủ là một giải pháp cơ bản để phát huy chức năng của nhà nước.

II. VẤN ĐỀ DÂN CHỦ VÀ TÌNH TRẠNG QUAN LIÊU HÓA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC MÁY NHÀ NƯỚC

1. Những nảy sinh xung quanh vấn đề dân chủ và tình trạng quan liêu hóa bộ máy nhà nước hóa bộ máy nhà nước

Ở các nước phương Tây phát triển dân chủ được phát huy ở mức độ nhất định, trong khi đó ở các nước xã hội chủ nghĩa lại có những biểu hiện về mặt chuyên chế độc tài.

Hiện nay đề cập nhiều đến vấn đề nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây khác nhau không phải là về mặt bản chất mà là khác nhau về hình thức.

Dân chủ trở thành một vấn đề mang tính lý luận chính trị và thực tiễn. Phải nhận thức rõ dân chủ, đặt nó vào một vị trí đúng đắn để làm rõ nó và để thực hiện nó có hiệu quả.

2. Cơ sở phương pháp luận

2.1. Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước

Một trong những vấn đề lý luận gắn với hình thức nhà nước là chế độ dân chủ. Trong “Nhà nước và cách mạng” V.I.Lênin nêu, chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước. Chế độ ở đây được hiểu là kiểu nhà nước (loại nhà nước khác nhau); chế độ dân chủ, hay chế độ độc tài… là hình thức nhà nước.

Nhà nước có những hình thức nào? Cùng một bản chất nhưng nhà nước lại có những hình thức khác nhau.

Xét về mặt chính thể có những hình thức cơ bản là:

1) Nhà nước quân chủ: Vua là người có nắm quyền lực tiêu biểu cho nhà nước. Quân chủ lại có hai hình thức là quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến.

2) Nhà nước cộng hòa: Quyền lực nhà nước được thực hiện bởi những cơ quan do nhân dân bầu lên. Chính thể cũng có hai loại là: Cộng hòa tổng thống (tổng thống là người có quyền lực cao, được bầu ra và nắm quyền hành pháp) và Cộng hòa nghị viện hay Cộng hòa đại nghị (quyền lực nhà nước cao nhất ở cơ quan được nhân dân bầu ra là quốc hội).

NB: Ở một số nước có tổng thống, nhưng thực quyền nằm trong tay thủ tướng (Đức, Ixarael…)

NB: Trên thế giới còn có dạng nhà nước dung hợp giữa cả hai hình thức trên như ở Pháp (có quyền lực cao nhất trong đối ngoại, không có quyền lực cao nhất trong hành pháp, quyền hành pháp cao nhất nằm trong tay thủ tướng). Hay ở nước ta vẫn tồn tại thiết chế Chủ tịch nước, trong khi quyền lực nhà nước cao nhất nằm trong tay Quốc hội…

Trong các nhà nước cộng hòa có: Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. Nhà nước liên bang được nêu rõ trong quốc hiệu.

Chính thể cộng hòa hiện nay là hình thức phổ biến hơn.

- Một trong cách xem xét bản chất của nhà nước dân chủ có thể xem xét ở khía cạnh: những hình thức tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, trên cơ sở thừa nhận quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân để phân biệt với những nhà nước vẫn lấy tên là cộng hòa nhưng trên thực tế không đảm bảo quyền bình đẳng của nhân dân, quyền lực không xuất phát từ nhân dân.

Như vậy, chúng ta có thể thấy điều này đã được V.I.Lênin đã khẳng định: chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước. Bởi dân chủ là bình đẳng mang hình thức pháp lý.

2.2. Tình trạng quan liêu hóa bộ máy nhà nước (Quan liêu hóa là một nguy cơ của mọi bộ máy nhà nước) nguy cơ của mọi bộ máy nhà nước)

- Quan liêu:

Nguồn gốc “Bureaucratisme” (buya rô cra tis – Pháp: Chủ nghĩa bàn giấy = Chủ nghĩa quan liêu): Sự xa rời công việc. Thực tế là không nắm được những công việc, sự việc thực tế. Biểu hiện thực tế của quan liêu còn ở chỗ đó là tham ô, lãng phí, cửa quyền, chạy chức, chạy quyền…

Tình trạng quan liêu hóa bộ máy nhà nước, có nghĩa là quyền lực nhà nước là từ nhân dân mà ra lại quay trở lại thành một thứ đứng trên đầu nhân dân, cai trị, đè nén nhân dân. Nếu tình trạng đó diễn ra ta gọi nhà nước đó là nhà nước bị quan liêu hóa.

Thực tế, cũng như về lý thuyết, tình trạng quan liêu hóa bộ máy nhà nước là mặt tương phản đối với chế độ dân chủ, nhưng nó lại là một nguy cơ luôn luôn đặt ra đối với mọi nhà nước.

Quan liêu phải được hiểu là nguy cơ của mọi nhà nước chứ không nên chỉ hiểu nó là những rơi rớt của chế độ cũ.

Về mặt triết học, chúng ta thấy, nguồn gốc của chủ nghĩa quan liêu không chỉ ở trong điều kiện hoàn cảnh xã hội, mà ngay cả trong chính bộ máy nhà nước do những đặc trưng của nó (là bộ máy quyền lực công cộng đặc biệt – là quyền của mọi công dân nhưng được ủy quyền cho một bộ phận người). Hoạt động của bộ máy này dựa trên cơ sở pháp luật, tức dựa trên cơ sở của sự cưỡng chế bắt buộc đối với tất cả mọi người. Từ đó nó nảy sinh tình trạng, khi được ủy quyền, những “người được ủy quyền” khi tiến hành việc thực thi quyền lực lại có xu hướng quay trở lại thống trị đối với những “người ủy quyền”, trở thành “những ông chủ đứng trên đầu nhân dân” (Ph.Ăngghen). Quyền lực của nhân dân đã bị tách biệt khỏi nhân dân, quay lại thống trị nhân dân.

V.I.Lênin đã khẳng định rằng: “Ph.Ăngghen luôn luôn nhấn mạnh rằng không những dưới chế độ quân chủ, mà cả dưới chế độ cộng hòa dân chủ, nhà nước vẫn là nhà nước, nghĩa là vẫn giữ nguyên đặc tính chủ yếu của nó là: biến

những viên chức, “công bộc của xã hội”, những cơ quan của mình thành những

ông chủ đứng trên đầu xã hội”5.

Hai mặt đối lập (dân chủ - quan liêu) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ cao thì quan liêu bị hạn chế, dân chủ thấp thì quan liêu phát triển; quan liêu phát triển mạnh sẽ thu hẹp dân chủ, quan liêu hạn chế thì dân chủ phát triển cao.

Năm 1850 – 1852 (trong các tác phẩm Ngày mười tám tháng sương mù…, giai cấp vô sản làm cách mạng phải đập tan bộ máy nhà nước cũ xây dựng bộ máy nhà nước mới. Nhưng đến hai mươi năm sau C.Mác cũng chưa đưa ra quan điểm về việc thay thế bộ máy nhà nước đó bằng bộ máy nhà nước như thế nào? Đến tận năm 1871 (Nội chiến ở Pháp), sau khi Công xã Pa-ri thành công, C.Mác đã phát hiện mô hình Công xã Pari là mô hình dùng để thay thế bộ máy nhà nước cũ. Bởi nó có thể bầu và bãi miễn những chức danh của công xã, trả lương cho những người nắm chức danh trong công xã ngang với công nhân có nghề (C.Mác đã thấy: Đây là công cụ, biện pháp để ngăn ngừa việc lạm dụng quyền lực để kiếm bổng lộc, kiếm đặc quyền, đặc lợi của các người nắm quyền trong công xã – Ph.Ăngghen – Chống quan liêu).

V.I.Lênin đã tìm các biện pháp để hạn chế quan liêu như: lập các ban thanh tra… nhưng bệnh quan liêu vẫn phát triển.

Đến thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng tìm ra những công cụ để chống lại bệnh quan liêu nhưng dường như nó lại càng phát triển.

- Nguy cơ quan liêu hóa của bộ máy nhà nước, còn được tăng lên bởi một số những yếu tố như:

1) Con người nắm giữ quyền lực trong nhà nước: Những người này không tránh khỏi được “chủ nghĩa cá nhân” còn ảnh hưởng trong suy nghĩ và hành động, chính từ đó dẫn đến lạm dụng quyền lực.

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 53 - 56)