Quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại ngày nay

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 38 - 41)

III. QUAN HỆ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LOẠI 1 Khái niệm dân tộc

4. Quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại ngày nay

4.1. Khái niệm thời đại

Có nhiều cách tiếp cận:

- Nếu tiếp cận dưới góc độ khoa học là thời đại văn minh tin học. - Theo Việt Phương, thời đại hiện nay là thời đại trí tuệ sáng tạo.

- Dưới góc độ chính trị: Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, đánh dấu bằng Cách mạng tháng Mười Nga.

+ Brêzinxki định nghĩa thời đại: Là thời đại bước vào ngưỡng cửa của giai đoạn thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản, có lẽ chủ nghĩa cộng sản là sai lầm lớn nhất về chính trị và tư tưởng ở thế kỷ XX.

+ Trung Quốc chia thời đại thành thời đại lớn và thời đại nhỏ:

Thời đại lớn: Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, đánh dấu bằng Cách mạng tháng Mười Nga.

Thời đại nhỏ: 1) Từ 1917 – 1945 là thời đại chiến tranh và cách mạng. 2) Từ 1945 – nay là thời đại hòa bình và phát triển. Đặng Tiểu Bình cho thời đại này không có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới và chỉ có chiến tranh cục bộ

+ Cu-Ba: Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) viết cuốn sách “Cải tổ - Lịch sử

của sự phản bội”. Trong cuốn sách này, ông cho rằng thất bại của Liên Xô bị tan rã

là tự mình.

+ Việt Nam: Sau Đại hội VII, không bàn về thời đại là gì mà chỉ nêu đặc điểm thời đại: đây là thời đại của cuộc đấu tranh gay go quyết liệt. Đến Đại hội VIII, chúng ta khẳng định thời đại là: Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, đánh dấu bằng Cách mạng tháng Mười Nga. Đó là thời đại vì độc lập, hòa bình và tiến bộ xã hội. (Văn kiện Đại hội VIII tr.16, 76).

4.2. Một số nhận xét chung

Có nhiều nhận xét khác nhau, nhưng khái quát lại có 3 quan điểm chủ yếu: 1) Cho rằng thời đại chúng ta vấn đề nhân loại bao trùm nhất, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, chi phối quan hệ cơ bản giữa người và người, đặc biệt là quan hệ giữa các dân tộc, giữa các quốc gia.

I-a-cốp-lép – với tác phẩm “Xóa bỏ hiện tượng kẻ thù”. Tác phẩm định hướng toàn bộ cho việc cải tổ Liên Xô là xóa bỏ hiện tượng kẻ thù. Tự đặt ra kẻ thù để chạy đua vũ trang, mục tiêu xóa bỏ kẻ thù. Cuốn sách này đã làm cho Ia- cốp-lép trở thành “kiến trúc sư” của quá trình cải tổ.

2) Cho rằng thời đại ngày nay vấn đề dân tộc là cơ bản nhất, mâu thuẫn dân tộc là cơ bản nhất, chi phối hoạt động của các tổ chức, các lực lượng xã hội.

Quan điểm này chủ yếu là của Đặng Tiểu Bình – 6 đặc điểm trong tư tưởng của ông về quan hệ quốc tế, đặc điểm 5 – lấy lợi ích quốc gia làm tiêu chuẩn phán đoán, chứ không lấy sự giống khác nhau về chế độ xã hội và ý thức hệ để xử lý quan hệ quốc tế trong nhiệm vụ toàn cầu.

3) Quan điểm mácxít:

Thừa nhận tầm quan trọng của vấn đề nhân loại và vấn đề dân tộc, nhưng cái chi phối vẫn là lợi ích giai cấp. Nghĩa là, vấn đề giai cấp là cơ sở, là quyết định để giải quyết quan hệ giữa dân tộc và quốc tế trong nhiệm vụ toàn cầu. Tuy nhiên, khi thực hiện vấn đề này, cần chú ý mấy điểm sau:

- Thực tế lịch sử thế giới ngày nay cho thấy, ba vấn đề trên nhiều trường hợp được giải quyết đồng thời, chúng tác động qua lại nhau, hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau. Bởi vì, trong thời đại ngày nay không có một cuộc đấu tranh nào, hay động thái nào mà không bị chi phối bởi quy mô quốc tế.

- Thế giới ngày nay bắt đầu thời kỳ nội dung đấu tranh, nội dung quan hệ các nước trên lĩnh vực kinh tế mang màu sắc khá thực dụng, vì thế cần phải có chính sách đúng đắn để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Xu hướng ngày nay các dân tộc đều muốn tự khẳng định mình, sức mạnh tiềm ẩn các dân tộc ngày càng được phát huy trong thế giới đa dạng. Dân tộc nào có khả năng chuyển hóa được tri thức nhân loại thì dân tộc đó thành công, đặc biết là các nước đang phát triển.

- Ngày nay vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo một số nơi đan xen nhau và diễn biến phức tạp, vì thế cần phải có những chính sách thích hợp, đúng đắn để phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết dân tộc.

Tôn giáo có 4 xu hướng chính: 1) Tôn giáo chia địa bàn.

2) Xu hướng xuất hiện tôn giáo mới.

3) Chiến tranh tôn giáo gắn với chủ nghĩa ly khai, chiến tranh sắc tộc (Tây Á). 4) Tôn giáo tham gia chính trị (ở Tây Âu – đêm trường Trung cổ). Đây là xu hướng nguy hiểm nhất trong đời sống chính trị hiện nay.

- Ngày nay, lợi ích dân tộc hiện nay là lợi ích dân tộc chân chính và lợi ích công nhân và nhân dân lao động các nước không đối lập nhau mà thống nhất với nhau. Vì thế, đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân chủ trương tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa bá quyền của nước lớn, đồng thời chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Từ đây đặt ra cần có chính sách gì để giữ gìn và phát huy đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo?

Một phần của tài liệu GHI CHÉP về các CHUYÊN đề DUY vật LỊCH sử (Trang 38 - 41)