III. VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Vấn đề đặt ra
3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3.1. Tính tất yếu phải xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Chúng ta phải ý thức đầy đủ về sự gắn bó nhà nước pháp quyền với chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
3.2. Giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái đặc thù trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền dựng nhà nước pháp quyền
- Nói đến cái chung và cái đặc thù trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hết, chúng ta thấy rằng nhà nước được xây dựng trên cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhất định, nên phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà có hướng giải quyết phù hợp.
Phải thấy được vai trò quan trọng của nhà nước với tính cách là kiến trúc thượng tầng. Phải nắm vững quan điểm duy vật mác-xít để tránh xu hướng chủ quan duy ý chí.
Phải đảm bảo phát huy được vai trò tối thượng của pháp luật. Làm sao pháp luật đi vào cuộc sống - điều này còn bị chi phối bởi trình độ, ý thức chấp hành pháp luật, thái độ, thói quen chấp hành pháp luật; tâm lý ác cảm và coi thường pháp luật. V.I.Lênin nói rằng ở quần chúng lao động bị áp bức khi xây dựng xã hội mới người ta chưa bỏ được thói quen, tâm lý ác cảm coi thường pháp luật, bởi vì trước đây họ bị cái pháp luật ấy đàn áp,...
- Cái chung và cái đặc thù:
+ Cái chung: Trước hết nó cũng phải mang những đặc trưng chung của nhà nước (dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vai trò tối thượng của pháp luật, tổ chức, vận hành có sự phân công phối hợp trong thực hiện quyền lập pháp – hành pháp – tư pháp).
+ Cái đặc thù: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nước ta là Đảng Cộng sản Việt Nam, là đảng duy nhất lãnh đạo. (Trung Quốc có 8 đảng nhưng vẫn do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo). Pháp luật là tối thượng, nhưng chúng ta thấy là đặc trưng của nhà nước pháp quyền, bên cạnh đó, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng là nguyên tắc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta khẳng định lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo nhà nước (đảng cầm quyền). Đảng cầm quyền cũng phải tuân theo pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều này đảm bảo đặc trưng pháp luật là tối thượng. Nhà nước pháp quyền của chúng ta mặc dù là một đảng cầm quyền lãnh đạo nhưng vẫn đảm bảo tính chất đặc trưng của nhà nước pháp quyền.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo được nguyên tắc là sự thống nhất của cơ quan lập pháp – hành pháp – tư pháp.
C.Mác tổng kết kinh nghiệm của Công xã Pa-ri, sau khi đập tan bộ máy nhà nước tư sản, cần xây dựng nhà nước thể hiện quyền lực của nhân dân và nhà nước đó kho có sự tách biệt giữa quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Trong điều kiện nước ta, do một đảng lãnh đạo, nên dù ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp mặc dù có tính tách biệt, nhưng nó lại đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nên nó có tính thống nhất. Nhưng việc phân định ba quyền có thể có những mô hình khác nhau. Có những mô hình “tam quyền phân lập” (phân định triệt để: các cơ quan này được nắm giữ bởi những con người khác nhau, như Mỹ, Thụy Điển…Không thể vừa làm nghị sĩ vừa là bộ trưởng. Nhưng ở một số nước cơ quan lập pháp vẫn có một số người của cơ quan hành pháp tham gia). “Sự phân công” ở nước ta có thể vẫn phải được thực hiện theo sự “phân định” và nhà nước phải được tổ chức theo sự phân định đó để không có sự chồng chéo và có sự ràng buộc, chế định nhau. Nhưng việc phân công, phân định đó như thế nào, thì lại có những mô hình thực hiện khác nhau. Chúng ta không theo mô hình “tam quyền phân lập” (một cách triệt để).
Một mặt nắm vững những giá trị xây dựng nhà nước pháp quyền, vận dụng nó vào điều kiện nước ta.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Dân tộc – Dân quyền – Dân sinh
THẢO LUẬN
- Nhà nước có 2 hình thức cơ bản: Quân chủ và Cộng hòa.
Nghị viện – Nguyên thủ - Chính phủ - Tòa án, nó đều có sự phân biệt, kiểm soát lẫn nhau.
1) Quan điểm mác-xít về bản chất của nhà nước và ý nghĩa phương pháp luận của nó?
2) Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước và vấn đề quan liêu bộ máy nhà nước?
3) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – cái chung và cái đặc thù?
THẢO LUẬN
PGS.TS Trần Thành
- Đại hội VI: Quản lý xã hội không chỉ bằng đạo lý mà bằng pháp luật.
- Đại hội VII: Sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước.
- Hội nghị giữa nhiệm kỳ 1994: Đưa vấn đề về nhà nước pháp quyền vào văn kiện và chính sách.
- Đại hội IX: Xây dựng nhà nước pháp quyền là nhiệm vụ trọng yếu.
- Đại hội X, XI: Coi nhà nước pháp quyền là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. - Truyền thống
- Đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… (Đây là vấn đề cơ bản nhất) => Quan điểm cho xây dựng nhà nước pháp quyền là rời vào âm mưu diễn biến hòa bình.
- Những vấn đề lý luận về vị trí của Đảng Cộng sản trong xây dựng nhà nước pháp quyền.
CHUYÊN ĐỀ: TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
PGS, TS. Nguyễn Thế Kiệt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bản thảo kinh tế - triết học 1844 (con người bị tha hóa)
2) Luận cương về L.Phoi-ơ-bắc
3) Lời nói đầu. Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị
4) Hệ tư tưởng Đức
5) Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu…
6) Biện chứng của tự nhiên
7) Nhà nước và cách mạng
8) Những người bạn dân
9) Hồ Chí Minh con người mới xã hội chủ nghĩa
10) Con người những ý kiến mới về một đề tài cũ
11) GS Trần Đức Thảo: Vấn đề Con người và chủ nghĩa “Lý luận không có con người”
12) Con người Việt Nam mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Phạm Minh Hạc chủ biên KX07 – 1995.
13) Chủ nghĩa xã hội và nhân cách
14) Lê Hữu Nghĩa (chủ biên): Triết học xã hội